Sự không tương thích yếu tố Rh trong nhóm máu của mẹ và bé có thể được điều trị dứt điểm và phòng ngừa hiệu quả nhờ các biện pháp tiên tiến. Mẹ cùng khám phá ngay nhé.

Bệnh Rh có thể được ngăn chặn?

Xét nghiệm máu đơn giản có thể cảnh báo nguy cơ nếu mẹ có máu Rh âm. Mỗi phụ nữ nên được kiểm tra sớm trong thai kỳ hoặc trước khi mang thai để tìm hiểu nhóm máu và xác định tình trạng.

Để ngăn ngừa bệnh Rh, một phụ nữ âm tính Rh nên được tiêm một loại thuốc miễn dịch Rh (RhIG) trong vòng 72 giờ sau khi sinh em bé có Rh dương tính. Điều này ngăn ngừa sự nhạy cảm ở hơn 95% phụ nữ có Rh âm.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy khoảng 2% phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm trước khi sinh. Vì lý do này, tiêm RhIG cũng có thể được tiến hành vào khoảng tuần thứ 28 của thai kỳ và trước thời điểm sinh em bé.

Bệnh Rh có thể được ngăn chặn?

Điều trị RhIG phải được lặp lại với mỗi lần mang thai, sảy thai, phá thai và truyền máu với máu Rh dương. Mẹ cũng phải được điều trị sau khi chọc ối (một thủ thuật trong đó kim được đưa vào tử cung để lấy một lượng nước ối nhỏ) hoặc một xét nghiệm tiền sản khác gọi như CVS...

Thật không may, RhIG sẽ không hoạt động đối với một phụ nữ Rh âm tính đã bị mẫn cảm (cơ thể cô đã tạo ra kháng thể cho các tế bào Rh dương tính) bằng cách mang thai trước, sẩy thai, phá thai hoặc truyền máu.

Bệnh Rh được điều trị như thế nào?

Nếu em bé chưa sinh dương tính với Rh, bác sĩ sẽ cần đo nồng độ kháng thể trong máu khi quá trình mang thai diễn ra. Nếu tìm thấy nồng độ kháng thể cao, các xét nghiệm sẽ được đưa ra để giúp xác định xem em bé có bị thiếu máu hay không (một dấu hiệu của bệnh Rh) và nếu có thì mức độ nghiêm trọng như thế nào.

Các xét nghiệm này có thể bao gồm chọc ối và một số thủ tục khác như xét nghiệm dây rốn. Khi đó bác sĩ chuyên môn, được hướng dẫn bằng siêu âm, đưa một cây kim mỏng xuyên qua bụng mẹ vào dây rốn để lấy mẫu máu.

Bệnh Rh được điều trị như thế nào?

Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên chuyển dạ sớm, trước khi kháng thể của người mẹ phá hủy quá nhiều tế bào máu của thai nhi. Hoặc có thể áp dụng phương pháp điều trị cho thai nhi bằng cách truyền máu, ngay từ tuần thứ 18 của thai kỳ.

Nếu em bé bị vàng da sau khi sinh, em bé có thể được cho đi trị liệu bằng ánh sáng. Khi đó, em bé sẽ được đặt dưới ánh đèn xanh đặc biệt.

Nếu vàng da không thuyên giảm với liệu pháp quang học hoặc nếu em bé bị thiếu máu, có thể cần truyền máu cho bé. Bên cạnh đó, tồn tại một số trường hợp bệnh Rh nhẹ đến mức không cần điều trị.

Với việc sử dụng rộng rãi RhIG, ngày nay, Rh không tương thích gần như rất ít khi gây nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và em bé. Và sự lo lắng liên quan đến vấn đề này cũng nhẹ đi với phần lớn mẹ bầu. Mẹ có thể bảo vệ em bé bằng cách tìm hiểu tình trạng Rh của bản thân và nếu mẹ có Rh âm tính, hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ.

Chúc mẹ có thai kỳ an toàn và thành công.

Theo Parents.