Mắt lười là tình trạng thời thơ ấu của trẻ nhỏ mà thị lực không phát triển đúng cách. Về mặt y học, bệnh lý này được gọi là chứng giảm thị lực. Điều trị mắt lười ở trẻ có dứt điểm được không? Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay nhé.

Nguyên nhân của mắt lười

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ có thể bị chứng giảm thị lực (mắt lười)

Đôi mắt hoạt động giống như một chiếc máy ảnh. Ánh sáng đi qua thủy tinh thể của mỗi mắt và đến một lớp mô nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau của mắt được gọi là võng mạc. Võng mạc chuyển hình ảnh thành các tín hiệu thần kinh được gửi đến não. Bộ não kết hợp các tín hiệu từ mỗi mắt thành một hình ảnh ba chiều.

Mắt lười xảy ra khi các kết nối não chịu trách nhiệm về thị giác không được thực hiện đúng cách. Để xây dựng những kết nối này, trong 8 năm đầu đời của trẻ, mắt phải “hiển thị” cho não bộ một hình ảnh rõ ràng. Điều này cho phép não bộ xây dựng các đường dẫn mạnh mẽ cho thông tin về thị lực.

Mắt lười có thể do:

  1. Giảm lượng ánh sáng đi vào mắt
  2. Mắt thiếu tập trung
  3. Nhầm lẫn giữa hai mắt – hai hình ảnh không giống nhau (chẳng hạn như khi nheo mắt)

Nếu không được điều trị, mắt lười có thể dẫn đến thị lực trung tâm của mắt không bao giờ đạt mức bình thường.

Cách nhận biết trẻ bị mắt lười

Mắt lười thường không có các triệu chứng cụ thể. Trẻ nhỏ thường không nhận thức được có điều bất thường trong tầm nhìn của chúng và nếu có, chúng thường không thể giải thích được vấn đề. Khi lớn hơn, trẻ có thể phàn nàn rằng chúng không thể nhìn tốt bằng một mắt và có vấn đề với việc đọc, viết và vẽ.

Biểu hiện của trẻ bị mắt lười có thể được nhận biết bằng mắt thường

Trong một số trường hợp, cha mẹ có thể nhận thấy một mắt của trẻ trông khác với mắt còn lại. Tuy nhiên, đây thường là dấu hiệu của một tình trạng khác có thể dẫn đến mắt lười, chẳng hạn như:

  1. Mắt lác
  2. Cận thị, viễn thị hoặc loạn thị
  3. Đục thủy tinh thể ở trẻ em – các mảng đục phát triển trong thủy tinh thể, nằm sau mống mắt (phần có màu của mắt) và đồng tử

Nếu trẻ còn quá nhỏ để cho cha mẹ biết thị lực của chúng đang ở trạng thái nào, cha mẹ có thể kiểm tra mắt của chúng bằng cách dùng tay che từng mắt, lần lượt từng bên và yêu cầu trẻ nói ra những đồ vật trẻ có thể nhận biết.

Bên cạnh đó, cảm giác khi che mỗi bên mắt của trẻ cũng khác nhau. Đối với mắt bình thường, trẻ có thể cảm thấy khó chịu và từ chối che mắt. Ngược lại, trẻ có thể không phiền nếu cha mẹ che mắt lười. Nếu trẻ cố gắng đẩy tay cha mẹ ra khỏi một trong hai mắt, đó có thể là dấu hiệu trẻ nhìn rõ hơn từ một mắt.

Chứng giảm thị lực (mắt lười) ở trẻ nhỏ có chữa trị dứt điểm được không?

Trong hầu hết các trường hợp, mắt lười có thể được cải thiện và thị lực của trẻ sẽ trở lại bình thường sau 2 giai đoạn chữa bệnh. Nếu trẻ có vấn đề với lượng ánh sáng đi vào mắt, chẳng hạn như đục thủy tinh thể chặn đường đi của ánh sáng, trẻ sẽ cần điều trị để loại bỏ tắc nghẽn này.

Điều trị mắt lười cho trẻ càng sớm càng đạt hiệu quả cao

Nếu trẻ có vấn đề về thị lực, chẳng hạn như cận hoặc viễn hoặc loạn thị, trước tiên, trẻ sẽ được điều chỉnh thị lực bằng cách sử dụng kính để điều chỉnh tiêu điểm của mắt. Điều này cũng giúp điều chỉnh tật lác mắt của trẻ.

Sau đó, trẻ được khuyến khích sử dụng lại mắt bị giảm thị lực. Trẻ có thể được sử dụng miếng che mắt để che mắt khỏe hơn hoặc sử dụng thuốc nhỏ mắt để tạm thời làm mờ tầm nhìn ở mắt khỏe hơn.

Điều trị chứng giảm thị lực (mắt lười) là một quá trình dần dần mất nhiều tháng mới có kết quả. Nếu ngừng điều trị quá sớm, bất kỳ cải thiện nào có thể bị mất đi. Cha mẹ nên điều trị mắt lười cho trẻ càng sớm càng tốt để đạt hiệu quả nhất. Rất khó để điều trị mắt lười khi trẻ sau 6 tuổi. Vì vậy, tất cả trẻ em được khuyến cáo nên kiểm tra thị lực sau sinh nhật thứ tư của chúng.

Nếu các biện pháp điều trị không đạt hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị và tư vấn cho cha mẹ những phương pháp thay thế khác, trong đó có bao gồm việc phẫu thuật mắt cho trẻ. 

Ngoài ra, để ngăn chặn và phòng ngừa khả năng bị bệnh, các chuyên gia khuyên cha mẹ nên cho trẻ đi khám thị lực thường xuyên, bắt đầu từ khi trẻ được 3 tuổi. Tất cả trẻ sơ sinh đều được kiểm tra mắt trong những ngày đầu tiên của cuộc đời và sau đó một lần nữa khi được 2 đến 3 tháng tuổi, để tìm các vấn đề về thị lực như đục thủy tinh thể. Các vấn đề như lác mắt và cận hoặc viễn thị có thể không phát triển cho đến khi trẻ được vài tuổi.

Theo NHS.