Bệnh Kawasaki do đâu mà ra? Các triệu chứng của bệnh là gì? Liệu trẻ nhỏ có gặp nguy hiểm khi mắc bệnh? Cha mẹ cùng tìm hiểu thông tin về bệnh Kawasaki cùng chuyên gia ngay bây giờ.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh Kawasaki còn được gọi là hội chứng hạch bạch huyết niêm mạc. Đây là bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ.

Cho đến nay, các nhà khoa học chưa xác định cụ thể được nguyên nhân gây bệnh Kawasaki, nhưng phần lớn các nghiên cứu cho thấy, bệnh có khả năng do trẻ bị nhiễm vi khuẩn, do môi trường sống tác động và cả yếu tố di truyền. Vì bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người khác, các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân bệnh do vi rút gây ra.

Triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng của bệnh Kawasaki thường phát triển thành 3 giai đoạn trong khoảng thời gian 6 tuần. Cụ thể:

Giai đoạn 1: Cấp tính (tuần 1 đến tuần 2)

Trẻ bị bệnh Kawasaki thường sốt từ 38◦C
Trẻ bị bệnh Kawasaki thường sốt từ 38◦C

Các triệu chứng của trẻ sẽ xuất hiện đột ngột và có thể nghiêm trọng. Trẻ có thể rất cáu kỉnh, quấy khóc do:

  1. Sốt cao từ 38°C trở lên
  2. Phát ban trên mọi vùng da của cơ thể
  3. Da ở ngón tay hoặc ngón chân của trẻ có thể trở nên đỏ hoặc cứng, bàn tay và bàn chân của chúng có thể sưng lên 
  4. Tiêm kết mạc (lòng trắng của mắt bị đỏ và sưng lên nhưng thường không gây đau)
  5. Môi của trẻ có thể bị đỏ, khô hoặc nứt nẻ. Môi cũng có thể sưng lên và bong tróc hoặc chảy máu
  6. Bên trong miệng và cổ họng của trẻ cũng có thể bị viêm
  7. Lưỡi của trẻ có thể bị đỏ, sưng tấy và bao phủ bởi những cục nhỏ, còn được gọi là “lưỡi dâu tây”
  8. Sưng hạch bạch huyết ở cổ trẻ

Giai đoạn 2: Bán cấp tính (tuần 2 đến tuần 4)

Mắc bệnh Kawasaki khiến trẻ quấy khóc và cáu kỉnh hơn
Mắc bệnh Kawasaki khiến trẻ quấy khóc và cáu kỉnh hơn

Trong giai đoạn bán cấp, các triệu chứng của trẻ sẽ trở nên ít nghiêm trọng hơn, nhưng có thể kéo dài một thời gian. Cơn sốt sẽ giảm bớt, nhưng trẻ vẫn có thể cáu kỉnh và đau nhiều. Các triệu chứng trong giai đoạn thứ hai của bệnh Kawasaki có thể bao gồm:

  1. Đau bụng
  2. Nôn mửa
  3. Tiêu chảy
  4. Nước tiểu có mủ
  5. Cảm thấy buồn ngủ và thiếu năng lượng (bất tỉnh hoặc thậm chí là hôn mê)
  6. Đau đầu
  7. Đau khớp và sưng khớp
  8. Vàng da và lòng trắng của mắt
  9. Bong tróc da ở ngón tay và ngón chân, đôi khi xảy ra cả ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân

Giai đoạn 3: Dưỡng bệnh (tuần 4 đến tuần 6)

Trẻ sẽ bắt đầu hồi phục trong giai đoạn thứ ba của bệnh Kawasaki, được gọi là giai đoạn dưỡng bệnh. Các triệu chứng của trẻ sẽ bắt đầu cải thiện và tất cả các dấu hiệu của bệnh cuối cùng sẽ biến mất. Nhưng trẻ vẫn có thể bị thiếu năng lượng và dễ mệt mỏi trong thời gian này.

Điều trị bệnh

Bệnh Kawasaki được điều trị tại bệnh viện vì có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho trẻ nhỏ. Quá trình điều trị nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Trẻ có thể mất nhiều thời gian hơn để hồi phục nếu bệnh Kawasaki không được điều trị kịp thời và nguy cơ phát triển các biến chứng cũng sẽ tăng lên.

Cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện sớm để thăm khám và điều trị kịp thời
Cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện sớm để thăm khám và điều trị kịp thời

Hai phương pháp điều trị chính cho bệnh Kawasaki là:

+ Aspirin

+ Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch

Hãy cho trẻ nhập viện ngay khi có những triệu chứng của bệnh và để bác sĩ thăm khám, xác định phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng của trẻ.

Biến chứng do bệnh

Với việc điều trị kịp thời, hầu hết trẻ em mắc bệnh Kawasaki sẽ hồi phục hoàn toàn. Nhưng đôi khi các biến chứng có thể xuất hiện. Bệnh Kawasaki gây ra biến chứng chủ yếu liên quan đến tim.

Chúng xảy ra do hiệu ứng viêm ở mạch máu, đặc biệt là các mạch máu bên ngoài tim. Các biến chứng liên quan đến tim do bệnh Kawasaki gây ra rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong trong 2 đến 3% trường hợp không được điều trị.

Trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng cao hơn. Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường về tim, chúng cần dùng thuốc hoặc trong một số trường hợp, trẻ phải phẫu thuật để điều trị biến chứng.

Nếu trẻ đã bị biến chứng tim do hậu quả của bệnh Kawasaki, chúng sẽ tăng nguy cơ phát triển các biến chứng tim mạch, bao gồm các tình trạng như đau tim và bệnh tim sau này trong cuộc sống.

Nếu trẻ đã bị biến chứng do bệnh Kawasaki, điều cần thiết là phải cho trẻ tái khám với bác sĩ chuyên khoa sau khi khỏi bệnh. Bác sĩ tim mạch có thể tư vấn cho cha mẹ về khả năng trẻ phát triển thêm các vấn đề liên quan đến tim.

Theo NHS.