Nên và không nên làm gì khi trẻ mắc thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ. Cha mẹ nên và không nên làm gì khi trẻ bị bệnh? Lắng nghe ý kiến của chuyên gia ngay cha mẹ nhé.
Dấu hiệu trẻ mắc thủy đậu
Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ, dưới đây là các biểu hiện thường gặp nhất mà chuyên gia đề nghị cha mẹ chú ý:
- Bệnh thủy đậu bắt đầu với những nốt đỏ. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể trẻ.
- Các nốt phỏng đầy dịch và trở thành mụn nước. Các mụn nước có thể vỡ ra. Chúng có thể lây lan hoặc ở trong một khu vực nhỏ.
- Không phải lúc nào các nốt phỏng cũng trở thành mụn nước. Chúng có thể trở thành các nốt mụn đóng vảy.
Ngoài ra, còn một số dấu hiệu liên quan tới bệnh như:
+ Trẻ sốt với nhiệt độ cao trên 38°C
+ Trẻ đau nhức và thường cảm thấy không khỏe
+ Trẻ ăn không ngon
Những triệu chứng này có thể xuất hiện trước hoặc sau khi các nốt phỏng nổi trên da trẻ. Bệnh thủy đậu rất ngứa và có thể khiến trẻ cảm thấy khổ sở, ngay cả khi chúng không nổi nhiều nốt. Tuy vậy, nếu người lớn mắc bệnh, mức độ của bệnh sẽ nặng hơn so với trẻ nhỏ. Một trẻ nhỏ có thể bị thủy đậu nhiều lần, mặc dù điều này là bất thường.
Nếu cha mẹ không chắc chắn với bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và đề ra phác đồ điều trị kịp thời cho trẻ.
Điều trị bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu thường tự khỏi trong vòng một tuần mà không cần gặp bác sĩ đa khoa. Cha mẹ có thể điều trị cho trẻ tại nhà và cần cách ly trẻ để điều trị dứt điểm. trẻ cần tránh xa trường học, nhà trẻ hoặc bất cứ nơi công cộng nào cho đến khi các nốt mụn đóng vảy. Điều này thường diễn ra 5 ngày sau khi các nốt mụn đầu tiên xuất hiện.
Ngoài ra, cha mẹ hãy tuân thủ quy tắc điều trị bệnh do bác sĩ đề ra để đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh lây nhiễm cho những người xung quanh và mau khỏi bệnh. Bệnh thủy đậu sẽ không để lại di chứng nặng nề nào cho trẻ nếu được điều trị đúng cách.
Bên cạnh đó, trong trường hợp có các dấu hiệu bệnh trở nặng dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám cụ thể:
+ Trẻ có dấu hiệu mất nước
+ Da xung quanh mụn nước đỏ, nóng hoặc đau (dấu hiệu nhiễm trùng)
+ Bất cứ khi nào cha mẹ cảm thấy lo lắng hơn với các dấu hiệu bệnh của trẻ
Nên và không nên làm gì khi trẻ mắc thủy đậu
Các chuyên gia của NHS sẽ tư vấn cho cha mẹ những điều nên và không nên làm khi trẻ mắc thủy đậu trong bảng dưới đây:
Nên | Không nên |
Uống nhiều nước để tránh trẻ bị mất nước Dùng paracetamol để giảm đau và khó chịu cho trẻ (đã được bác sĩ chỉ định) Đeo găng vào tay trẻ vào ban đêm để khỏi gãi Cắt móng tay cho trẻ Sử dụng kem hoặc gel làm mát được bác sĩ chỉ định Xin ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng giảm ngứa cho trẻ Tắm cho trẻ bằng nước mát và vỗ nhẹ cho da khô (không chà xát) Mặc quần áo rộng cho trẻ sự thoải mái | Không sử dụng ibuprofen trừ khi được bác sĩ khuyên làm như vậy, vì loại thuốc này có thể gây nhiễm trùng da nghiêm trọng Không cho trẻ em dưới 16 tuổi uống aspirin Không ở gần phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch suy yếu, vì có thể gây nguy hiểm và truyền bệnh cho họ |
Theo NHS