Bệnh Rubella có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu và trẻ nhỏ với các di chứng nặng nề. Cùng chuyên gia tìm hiểu đặc điểm, cách điều trị và bệnh Rubella ngay mẹ nhé.

Nguyên nhân gây bệnh Rubella

Bệnh Rubella do virus Rubella gây ra. Loại virus này có thể lây lan từ người bệnh sang người bình thường qua đường hô hấp. Tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh hoặc giọt bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi... là những nguyên nhân hàng đầu gây lây nhiễm bệnh Rubella.

Bệnh Rubella có thể xảy ra ở cả mẹ bầu và trẻ nhỏ
Bệnh Rubella có thể xảy ra ở cả mẹ bầu và trẻ nhỏ

Tất cả mọi người đều có thể nhiễm Rubella nhưng với mẹ bầu và trẻ nhỏ là hai đối tượng đặc biệt. Nếu mắc bệnh Rubella, mẹ bầu và trẻ nhỏ có thể phải đối mặt với những nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Triệu chứng bệnh Rubella

Thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 7 ngày. Thời gian bắt đầu xuất hiện các triệu chứng chính của bệnh – khi cơ thể phát ban, nhiều nốt sưng đỏ trên da vào khoảng 2 đến 3 tuần sau khi nhiễm bệnh. Phát ban bắt đầu sau tai và lan ra đầu, cổ và toàn thân. Bên cạnh đó, phát ban có thể khó nhìn thấy trên vùng da sẫm màu, nhưng có thể cảm thấy thô ráp hoặc gồ ghề ở vùng da đó.

Ngoài phát ban trên da, bệnh Rubella còn kèm theo các triệu chứng rất giống bệnh cúm thông thường, như:

  1. Đau ngón tay, cổ tay hoặc đầu gối
  2. Sốt với nhiệt độ cao từ 38°C trở lên
  3. Ho
  4. Hắt hơi và sổ mũi
  5. Đau đầu
  6. Đau họng
  7. Đau, mắt đỏ
  8. Có thể có cục u (sưng hạch) ở cổ hoặc sau tai

Vì sao mẹ bầu và trẻ nhỏ cần phòng ngừa bệnh Rubella?

Bệnh Rubella với phụ nữ có thai

Mẹ bầu mắc Rubella đặc biệt trong 3 tháng đầu là rất nguy hiểm
Mẹ bầu mắc Rubella đặc biệt trong 3 tháng đầu là rất nguy hiểm

Rubella là một bệnh nhẹ với người bình thường. Tuy nhiên, với mẹ bầu, đây lại là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm với những biến chứng khó lường. Nếu mắc Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi như chứng đầu nhỏ, chậm phát triển tâm thần vận động, điếc, mù lòa, bệnh tim (hội chứng Rubella bẩm sinh)...

Do vậy, bác sĩ khuyên phụ nữ trước khi quyết định có thai, hãy tới bệnh viện để làm các xét nghiệm và tiêm phòng Rubella. Điều này có thể giúp mẹ bầu phòng ngừa bệnh và tránh các rủi ro không đáng mong muốn do Rubella gây ra trong thai kỳ.

Bệnh Rubella với trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sinh ra từ người mẹ mắc bệnh Rubella có thể bị vàng da, xuất huyết, đái tháo đường, lách to, xương thủy tinh... Ngoài ra, Hội chứng Rubella bẩm sinh có thể gặp ở 70 – 90% trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ (virus Rubella trong máu mẹ → nhau thai nhiễm virus → phôi thai bị nhiễm bệnh).

Bên cạnh đó, trẻ nhỏ còn có nguy cơ gặp các vấn đề về thị giác, thính giác, tim hoặc não khi trưởng thành. Nếu mẹ bầu mắc Rubella khi thai kỳ đã qua 20 tuần, trẻ sẽ được an toàn và không có nguy cơ lây nhiễm Rubella từ mẹ.

Làm gì khi mắc Rubella?

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi thật nhiều nếu mắc Rubella
Mẹ bầu nên nghỉ ngơi thật nhiều nếu mắc Rubella

Để giảm nguy cơ lây lan bệnh cho những người xung quanh, hãy thực hiện các biện pháp sau:

  1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm
  2. Sử dụng khăn giấy khi bạn ho hoặc hắt hơi
  3. Vứt khăn giấy đã qua sử dụng vào thùng
  4. Nghỉ ngơi nhiều, tránh các nơi công cộng như trường học, văn phòng
  5. Uống nhiều chất lỏng, chẳng hạn như nước lọc hoặc nước hoa quả
  6. Dùng Paracetamol hoặc Ibuprofen để giảm sốt và triệu chứng đau nhức cơ thể (không cho trẻ dưới 16 tuổi uống Aspirin)
  7. Hơn hết, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ một cách chặt chẽ và không dùng chung dao kéo, cốc, khăn tắm, quần áo, hoặc giường với người bị bệnh.

Tiêm vắc xin phòng bệnh rubella

Bệnh Rubella có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin. Hãy tới bệnh viện để thăm khám và được bác sĩ tư vấn cụ thể về việc tiêm phòng. Vắc xin phòng bệnh MMR có thể bảo vệ trọn đời với không chỉ bệnh Rubella mà còn với bệnh quai bị và sởi.

Theo NHS.