Dưới đây là hướng dẫn của chuyên gia để điều trị sốt ở trẻ mới biết đi. Với các hướng dẫn này, cha mẹ không nên quá lo lắng và có thể xử lý tình huống mà không gặp chút lúng túng nào.

Nên làm gì khi phát hiện trẻ bị sốt

Trẻ đột nhiên quấy khóc, tỏ ra đau đớn và mẹ nhận thấy rằng trán của trẻ nóng khi chạm vào. Đo nhiệt độ của trẻ và mẹ lo lắng vì trẻ đã bị sốt. Bản năng đầu tiên của cha mẹ khi biết trẻ bị sốt là gọi nhanh cho bác sĩ. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, đây là điều mà các chuyên gia khuyên cha mẹ nên làm thay vào đó: Hít thở sâu và thư giãn.

Tất nhiên, nhiều bậc cha mẹ mắc chứng “sợ sốt” – có xu hướng lo lắng khi nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng đột biến. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics in Review , có tới 30% số ca khám cấp tính cho trẻ em có liên quan đến sốt.

Nên làm gì khi phát hiện trẻ bị sốt

Cặp nhiệt độ bằng nhiệt kế giúp cha mẹ xác định trẻ có bị sốt không

Robert W. Steele, Bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi St. John, Springfield, Missouri, Mỹ cho biết: “Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng sốt thực sự nguy hiểm. Nhưng thực tế, tròng phần lớn trường hợp, sốt không có gì nghiêm trọng”.

Khi nào trẻ nên được gặp bác sĩ?

Hầu hết các loại vi rút gây sốt, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm, vi rút dạ dày – không nguy hiểm và có thể điều trị tại nhà. Nhưng là cha mẹ, để biết nên làm gì khi trẻ bị sốt, cha mẹ nên phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ và kết quả đo nhiệt độ.

Dưới 3 tháng tuổi

Bất cứ nhiệt độ trên 100,4◦F đều cần nhanh chóng gọi cho bác sĩ. Vì hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ nên trẻ dễ bị nhiễm trùng, đe dọa tính mạng như viêm màng não do vi khuẩn và viêm phổi, và nhiệt độ cơ thể tăng cao thường là triệu chứng duy nhất để nhận biết.

Từ 3 đến 6 tháng tuổi

Trẻ cần được bác sĩ nhi khoa kiểm tra sau khi cơn sốt của trẻ lên đến 101 độ F.

Trên 6 tháng tuổi

Cha mẹ có thể đưa trẻ tới gặp bác sĩ khi nhiệt độ của trẻ tăng lên 103◦F, ngoại trừ một ngoại lệ quan trọng. Nhập viện ngay nếu trẻ sốt từ 102◦F trở lên và có hai triệu chứng dưới đây trở lên: Ho, đau họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau mình, nhức đầu, ớn lạnh, mệt mỏi và tiêu chảy.

Trên 6 tháng tuổi

Cha mẹ có thể đưa trẻ tới gặp bác sĩ nếu trẻ sốt cao kèm nhiều triệu chứng nặng

Các triệu chứng cúm H1N1 cổ điển này (đặc biệt giống với các triệu chứng cúm theo mùa) có xu hướng xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu sốt và bác sĩ nhi khoa cần kiểm tra trẻ cụ thể để đưa ra phác đồ điều trị, giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng.

Vì sốt là một tín hiệu từ cơ thể cho thấy có điều gì đó không ổn, nên hãy chú ý theo dõi các triệu chứng khác của trẻ. Nếu trẻ bị sổ mũi và sốt nhẹ (dưới 101◦F), điều đó thường có nghĩa là trẻ đang bị cảm lạnh thông thường, trong khi nôn mửa và tiêu chảy có thể chỉ ra một loại vi rút dạ dày. Trong cả hai trường hợp, sốt có xu hướng giảm dần và biến mất trong vòng vài ngày. Nhưng các triệu chứng cúm thường xuất hiện rất đột ngột.

Đối với những trẻ được coi là có nguy cơ mắc bệnh cao hơn (những trẻ dưới 5 tuổi hoặc mắc một số bệnh mãn tính, chẳng hạn như hen suyễn hoặc tiểu đường), có thể cần điều trị. Vì vậy, bác sĩ có thể cho trẻ làm xét nghiệm cúm. Trong trường hợp trẻ bị cúm, trẻ cần phải ở nhà cho đến khi hết sốt trong 24 giờ mà không cần dùng đến thuốc hạ sốt.

Khi nào cần điều trị sốt ở trẻ mới biết đi

Mặc dù đây là bản năng tự nhiên để điều trị cơn sốt của trẻ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng hãy nhớ rằng thuốc chỉ đơn thuần là biện pháp giảm bớt chứ không phải chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Một khi thuốc giảm sốt hết tác dụng, nhiệt độ của trẻ có thể tăng trở lại vì nguyên nhân cơ bản vẫn còn đó.

Khi nào cần điều trị sốt ở trẻ mới biết đi

Cho trẻ uống nhiều nước là một bước để điều trị sốt ở trẻ mới biết đi

Theo nguyên tắc chung, cha mẹ nên tập trung vào cách trẻ nhìn, cảm nhận và hành động hơn là những con số trên nhiệt kế. Thuốc có thể là thứ trẻ không cần. Để cơn sốt của trẻ mới biết đi tự khỏi thực sự có thể giúp cơ thể trẻ chống lại nhiễm trùng tiềm ẩn. Nhưng nếu việc sử dụng thuốc để hạ nhiệt độ của trẻ là cần thiết, hãy trao đổi với bác sĩ và tuân thủ liều lượng được kê.

Tuy nhiên, thuốc không phải là biện pháp duy nhất để điều trị sốt ở trẻ mới biết đi. Tắm nước ấm hoặc chườm khăn có thể tạm thời hạ nhiệt cho trẻ. Tuy nhiên, tránh xa nước lạnh và tắm nước đá.

Chúng sẽ khiến trẻ rùng mình, có thể khiến nhiệt độ của trẻ tăng cao hơn sau đó. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tránh dùng rượu xoa bóp, một phương pháp chữa bệnh nguy hiểm có thể gây say, co giật hoặc thậm chí hôn mê cho trẻ.

Cho trẻ uống nhiều chất lỏng, bao gồm cả nước lọc, nước trái cây... sẽ giúp cơ thể trẻ chống chọi với bệnh tật và giữ cho trẻ đủ nước. Nếu trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy, hãy cho trẻ uống đồ uống trị liệu bù nước để giúp thay thế chất điện giải và chất lỏng.

Cho trẻ mặc quần áo nhẹ, thoáng khí. Tốt nhất nên mặc quần áo nhiều lớp cho trẻ vì một phút sau trẻ có thể bị đổ mồ hôi và lạnh người.

Theo Parents.