Thời điểm mà bệnh cúm có thể xảy ra và lan rộng đã tới. Bệnh cúm ở trẻ em và việc tiêm phòng cúm mang lại những tác dụng phụ nào? Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay nhé.

Vai trò của tiêm phòng cúm

Mùa cúm đã đến và được dự báo là nguy hiểm hơn bao giờ hết bởi sự xuất hiện của dịch COVID-19. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), bệnh cúm đã gây ra từ 140.000 đến 810.000 ca nhập viện và 12.000 đến 61.000 ca tử vong mỗi năm kể từ năm 2010. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải các trường hợp cúm nặng, nhưng trẻ em dưới 5 tuổi có thể có nguy cơ bị mắc viêm phổi, mất nước và các biến chứng khác nặng hơn.

Vai trò của tiêm phòng cúm

Tiêm phòng cúm ở trẻ em là cách tốt nhất để phòng cúm cho trẻ

Tiêm phòng cúm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ trước nguy cơ mắc cúm. Thuốc chủng ngừa làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm của trẻ từ 40 đến 60% và cũng làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nếu trẻ không may mắc bệnh cúm.

CDC khuyến cáo tất cả trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm chủng ngừa mỗi năm. Lợi ích của việc tiêm phòng cúm vượt trội hơn mọi tác dụng phụ tiềm ẩn có thể phát sinh.

Tác dụng phụ của tiêm phòng cúm

Daisy Dodd, Bác sĩ bệnh truyền nhiễm nhi khoa của Kaiser Permanente ở Nam California (Mỹ), cho biết: Trẻ em và người lớn có thể bị các tác dụng phụ nhỏ của việc tiêm phòng cúm, bao gồm:

+ Đau, sưng hoặc khó chịu ở chỗ tiêm

+ Nhức mỏi cơ thể

+ Sốt nhẹ

+ Đau đầu

+ Buồn nôn

+ Mệt mỏi

+ Ngất xỉu (trong một số trường hợp hiếm hoi)

Tác dụng phụ của tiêm phòng cúm

Trẻ bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng cúm cần dùng nhiệt kế để theo dõi

Những tác dụng phụ này thường kéo dài từ một đến hai ngày. CDC nhấn mạnh: “Các phản ứng phổ biến nhất mà mọi người gặp phải sau khi tiêm vắc-xin cúm ít nghiêm trọng hơn so với các triệu chứng do bệnh cúm thực sự gây ra”.

Tác dụng phụ của thuốc chủng ngừa cúm dạng xịt mũi

Một số người nhận được vắc xin cúm sống giảm độc lực (xịt mũi) thay vì tiêm. Là cứu cánh cho những ai ghét kim tiêm, vắc-xin này chỉ được tiêm cho những trẻ trên 2 tuổi không mắc bệnh hen suyễn, tiểu đường hoặc các vấn đề sức khỏe khác ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Đó là bởi vì nó chứa vi rút cúm sống nhưng với số lượng yếu đến mức nó không thể gây ra bệnh cúm toàn phát. Các tác dụng phụ của thuốc xịt mũi bao gồm:

+ Tắc mũi

+ Sổ mũi

+ Đau đầu

+ Thở khò khè

+ Nôn mửa

+ Đau họng

+ Sốt nhẹ

+ Ho

Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra không?

Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra không

Các tác dụng phụ nghiêm trọng do tiêm phòng cúm rất hiếm xảy ra

Thật bất thường khi có những tác dụng phụ nghiêm trọng do tiêm phòng cúm. Các phản ứng phản vệ đe dọa đến tính mạng (thường là do protein trứng trong vắc xin) cũng rất hiếm và vắc xin mới thực sự rất an toàn cho những người bị dị ứng trứng.

Các triệu chứng của dị ứng xuất hiện trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiêm và chúng bao gồm khó thở, suy nhược, nhịp tim nhanh, chóng mặt, nổi mề đay, đổ mồ hôi, khàn giọng và xanh xao. Tìm sự hỗ trợ khẩn cấp ngay lập tức nếu cha mẹ nghi ngờ trẻ có dị ứng với thuốc chủng ngừa cúm.

Hơn nữa, việc tiêm phòng cúm có thể có mối liên hệ nhỏ với một chứng rối loạn hiếm gặp gọi là hội chứng Guillain-Barré (GBS), trong đó hệ thống miễn dịch tấn công các dây thần kinh của trẻ.

Một số nghiên cứu cho thấy GBS xảy ra ở 1 hoặc 2 lần trên tổng số một triệu lần tiêm chủng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là GBS cũng có thể xảy ra sau khi bị cúm.

Theo Parents.