Làn da của trẻ sơ sinh đặc biệt mỏng manh và nhạy cảm, bởi vậy khi phải chịu ảnh hưởng của những yếu tố không phù hợp từ bên ngoài, bé sẽ rất dễ mắc phải một số vấn đề khó chịu, mà phổ biến hăm ở bộ phận sinh dục, nhất là với những bé đang sử dụng tã giấy, bỉm. Cùng MamanBéBé điểm qua một số biểu hiện của chứng bệnh này cùng với đó là nguyên nhân và cách phòng tránh nhé!

Da ửng đỏ, phồng rộp

Dấu hiệu và cách phân biệt những loại hăm tã ở trẻ nhỏ

Khi thay tã, vệ sinh hoặc tắm rửa cho bé mà mẹ nhận thấy dấu hiệu của những vết ửng đỏ, nặng hơn là phồng rộp ở những vị trí như ngấn tay, chân, cổ và thường gặp nhất là ở vùng da đóng tã của trẻ. Kèm theo đó, bé thường quấy khóc, khó chịu, nhất là khi đóng tã hoặc chạm vào những vùng này.

Nguyên nhân của vấn đề này là do những chất được bài tiết ra khỏi cơ thể như mồ hôi, nước tiểu gặp điều kiện thuận lợi mà ảnh hưởng tới da, mà phổ biến nhất là những vết hăm ở bộ phạn sình dục. Lý do là vấn đề này chủ yếu là do mẹ đã chọn những sản phẩm tã dán có khả năng thấm hút không tốt, khiến cho nước tiểu không được thấm hết hoặc bị thấm ngược trở lại da, tạo điều kiện cho những loại vi sinh vật có hại phát triển, phân giải ra các chất không phù hợp, từ đó tấn công các lớp biểu bì và gây bệnh.

Ngoài ra, một số sản phẩm tã giấy hiện nay, đặc biệt là những sản phẩm tã giấy giá rẻ có thể sử dụng những nguồn nguyên liệu tái chế không an toàn, cùng với đó là công nghệ sản xuất lạc hậu nên có chứa rất nhiều mầm bệnh cũng như chất phụ da độc hại. Khi tiếp xúc, làn da nhạy cảm của trẻ sẽ bị kích ứng, mẩn đỏ, khi đó hăm chỉ là vấn đề thời gian, nguy hiểm hơn nữa là những hóa chất này thậm chí còn có thể ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của trẻ.

Để tránh được vấn đề này, thì ngay từ đầu mẹ nên chọn những sản phẩm tã giấy cao cấp với mức độ an toàn, chất lượng và khả năng thấm hút đảm bảo. Ngoài ra, mẹ đừng quên sử dụng những sản phẩm chống hăm, trị hăm sẽ giúp việc điều trị có kết quả sớm hơn.

Hăm da ngấn tã do kích cỡ không phù hợp

Biểu hiện của vấn đề này là những vết ngấn tã thường xuyên xuất hiện ở đùi và chân, nếu để lâu sẽ gây ra những tổn thương trên da, tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển, và ngày càng nặng hơn.

Để hạn chế vấn đề này, đầu tiên mẹ nên chọn những sản phẩm mềm mại, không bị cứng, bởi với làn da mỏng như vậy, việc phải tiếp xúc suốt ngày dài với những loại tã khô cứng rất dễ gây ra những vết trầy xước nhỏ, thậm chí không thể quan sát bằng mắt thường.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý tới kích cỡ của sản phẩm, việc dùng size quá rộng hay quá chật đều khiến bé cảm thấy khó chịu do sự cọ xát hay bức bối, rất không tốt. Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, mẹ chỉ nên mua ở lượng vừa phải không nên mua nhiều vì bé lớn rất nhanh, một thời gian sau, dù đã chật nhưng với tâm lí “tiếc rẻ” mẹ vẫn tiếp tục cho bé sử dụng, vừa không hiệu quả, vừa dễ khiến bé phải đối diện với nhiều nguy cơ.

Viêm da quanh hậu môn

Dấu hiệu và cách phân biệt những loại hăm tã ở trẻ nhỏ

Một loại hăm tã thường gặp khác, nhưng vị trí thường thấy là hậu môn của trẻ, biểu hiện là những vệt đỏ đổi màu từ đỏ tươi sang đỏ thẫm và đôi khi phồng rộp hoặc nổi mẩn. Loại hăm này đặc biệt khiến bé khó chịu và quấy khóc, nhất là khi bé đi đại tiện.

Nguyên nhân quan trọng nhất gây ra vấn đề này là do việc ăn uống của bé, cụ thể là các bé bú sữa công thức thường mắc nhiều hơn vì phân của bé chứa nhiều chất thải hơn. Còn khi bé bắt đầu bước sang giai đoạn ăn dặm, nếu không lưu ý cho bé ăn quá nhiều loại thực phẩm chứa axit cũng khiến con phải đối mặt với vấn đề này. Đặc biệt, nếu bé nhà bạn đang gặp phải những vấn đề về đường tiêu hóa mà điển hình là tiêu chảy thì cũng dễ bị hăm quanh hậu môn hơn.

Về tã giấy, mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh, tuy nhiên, nếu mẹ lựa chọn những sản phẩm với tính thấm hút không tốt, khiến nước thải bị thấm ngược, hoặc bị hầm bí cũng sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển mạnh mẽ hơn, khiến bệnh tiến triển nặng, tổn thương sâu và khó chữa hơn.

Viêm da candidal

Một loại hăm nhẹ, rất thường thấy nhưng lại khó chữa, thường tái đi tái lại, và ảnh hưởng sâu tới cả hệ sinh dục ở trẻ. Đây không phải là bệnh gây ra bởi sự phân giải của nước thải hay phân mà do một loại nấm thường gặp có tên candida gây ra, bé có thể nhiễm phải loại nấm này khi sinh qua ngả âm đạo của mẹ, hoặc việc vệ sinh không tốt trong quá trình chăm sóc.

Biểu hiện ban đầu của loại hăm này chỉ là những nốt nhỏ xuất hiện ở những nếp gấp ở bộ phận sinh dục, sau đó nếu không có biện pháp phù hợp sẽ lan ra thành những mảng lớn, rực đỏ, đồng thời còn gây viêm nhiễm sớm, ảnh hưởng tới các cơ quan sâu hơn. Đặc biệt, mẹ cần lưu ý tới vấn đề giữ vệ sinh và chăm sóc đúng cách cho trẻ bởi bệnh rất dễ bị tái đi tái lại.

Ngoài ra, tương tự như viêm da quanh hậu môn, nguyên nhân viêm da candida không xuất phát từ việc dùng tã dán cho trẻ sơ sinh nhưng đây lại là yếu tố quan trọng khiến bệnh trở lên nghiêm trọng. Bởi vậy mẹ cũng cần phải chọn những sản phẩm có khả năng thấm hút tốt, thoáng khí để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn cho bé,. Ngoài ra, bởi đây là bệnh do nấm, nên mẹ không tự ý dùng kháng sinh mà cần đưa bé đi thăm khám và thực hiện theo chỉ định của bác sỹ.

Hy vọng những thông tin trên đã cho mẹ đã những kiến thức cần thiết để đối phó với vấn đề thường gặp nhất này, chúc bé yêu của mẹ luôn khỏe mạnh và vui vẻ.