Mặc dù cúm là một chứng bệnh rất phổ biến và khó có thể chuyển nặng cũng như để lại di chứng nhưng cha mẹ không nên chủ quan. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh cúm của trẻ trở nên nguy hiểm được chuyên gia tư vấn.

Mất nước

Cảm cúm ở trẻ em có thể biểu hiện khác một chút so với người lớn. Cùng với cơn sốt thông thường, đau cơ, đau đầu và ớn lạnh, trẻ em bị cúm cũng có thể bị nôn, tiêu chảy, buồn nôn và đau dạ dày

Bệnh cúm của trẻ trở nên nguy hiểm nếu xuất hiện các dấu hiệu nặng
Bệnh cúm của trẻ trở nên nguy hiểm nếu xuất hiện các dấu hiệu nặng

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ cũng có thể bị giảm khả năng ăn uống. Do những triệu chứng này, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có nhiều nguy cơ bị mất nước nghiêm trọng khi bị cúm hơn người lớn. Nếu trẻ không đủ nước hoặc không thể giữ được bất cứ thứ gì, cha mẹ nên cho trẻ đi khám ngay lập tức. Các dấu hiệu mất nước cần chú ý là:

  1. Miệng khô hoặc dính
  2. Ít hoặc không có nước mắt khi khóc
  3. Đôi mắt trũng sâu
  4. Chỗ mềm (thóp) trên đỉnh đầu của trẻ bị lõm xuống
  5. Đi tiểu ít hơn hoặc ít ướt tã hơn bình thường
  6. Da khô, mát
  7. Khó chịu, buồn ngủ hoặc chóng mặt

Nhiễm trùng huyết

Với một trường hợp xấu của bệnh cúm, hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể hoạt động quá mức và bắt đầu tấn công chính bản thân. Cúm lây lan khắp cơ thể có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết.

Cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để khám kịp thời các dấu hiệu cúm nguy hiểm

Theo CDC, nhiễm trùng huyết xảy ra khi cơ thể bị nhiễm trùng (trong trường hợp này là cúm) gây ra một phản ứng dây chuyền nhanh chóng, khiến tổn thương mô và suy các cơ quan. Các triệu chứng cần theo dõi là:

  1. Nhịp tim nhanh
  2. Thở nhanh
  3. Cảm thấy lạnh/lạnh bàn tay và bàn chân
  4. Da sần sùi và nhợt nhạt
  5. Lú lẫn, chóng mặt hoặc mất phương hướng
  6. Hụt hơi
  7. Đau hoặc khó chịu cực độ
  8. Buồn nôn và ói mửa

Nhiễm trùng thứ cấp

Cảm cúm có thể làm cho cơ thể trẻ dễ bị nhiễm trùng và có thể gây nguy hiểm. Trẻ em dưới 5 tuổi và đặc biệt là những trẻ dưới 2 tuổi được coi là đối tượng đặc biệt dễ bị các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm, chẳng hạn như viêm phổi, nhiễm trùng phổi hoặc viêm não.

Nếu trẻ có dấu hiệu khỏi bệnh nhưng sau đó lại tái mắc bệnh, đó có thể là một triệu chứng đáng lo ngại. Thông thường sau vài ngày đầu tiên, bệnh cúm thuyên giảm dần dần trong vòng một tuần đến 10 ngày sau đó. Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ có các triệu chứng cúm, sau đó trông khá hơn và sau đó đột ngột trở nên tồi tệ, cha mẹ hãy đưa con đi khám ngay lập tức.

Cha mẹ nên theo dõi sát sao với mọi chuyển biến bệnh của trẻ
Cha mẹ nên theo dõi sát sao với mọi chuyển biến bệnh của trẻ

Quá trình này là các triệu chứng đáng ngờ của nhiễm trùng thứ phát. Trẻ bị nhiễm vi-rút do cúm, cơ thể của trẻ đã làm một công việc tốt là cố gắng loại bỏ vi-rút, nhưng trong quá trình đó, chúng bị nhiễm trùng thứ phát, giống như nhiễm trùng tai nặng hoặc viêm phổi.

Cụ thể, cha mẹ hãy để ý các dấu hiệu:

  1. Trẻ khó thở hoặc môi xanh hoặc tím
  2. Trẻ thực sự không tỉnh táo, có thể gần bị hôn mê, bối rối hoặc không tỉnh dậy
  3. Sốt tái phát sau khi hạ sốt hoặc sốt dai dẳng kéo dài hơn vài ngày
  4. Co giật do sốt

Tin vào bản năng

Nghe có vẻ phi lý, nhưng lời khuyên tốt nhất là hãy lắng nghe bản năng làm cha mẹ khi tìm kiếm bất kỳ điều gì bất thường. Bất kỳ thay đổi nghiêm trọng hoặc đột ngột nào trong các triệu chứng đều đáng được gọi cho bác sĩ.

Nhưng một số dấu hiệu đáng lo ngại này có thể khó phân biệt, vì vậy khi nghi ngờ, đừng ngại liên hệ với bác sĩ hoặc gọi cấp cứu ngay lập tức. Và nếu trẻ chưa tiêm phòng, vẫn chưa muộn để tiêm vắc-xin cúm cho trẻ, loại vắc-xin này có thể giúp bệnh bớt trầm trọng hơn, khi trẻ mắc bệnh.

Theo Parents.