Càng tới những tháng cuối thai kỳ thì mẹ càng gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe: cơ thể nặng nề, nhanh mệt mỏi, chân bị xuống nước, nhưng hoang mang nhất có lẽ là những cơn gò sinh lý. Vậy làm thế nào để phân biệt đâu là những cơn gò sinh lý và đâu là cơn gò chuyển dạ để sẵn sàng tinh thần? Cùng tìm hiểu nội dung thú vị này với MamanBébé nhé!

Cơn gò sinh lý - Cơn gò Braxton-Hicks

Cơn gò chuyển dạ và cơn gò sinh lý – Cách phân biệt cho mẹ bầu

Thời điểm xuất hiện những cơn gò này là trong tam nguyệt cá thứ 3, một số mẹ là tam nguyệt cá thứ nhất. Những biểu hiện của cơn gò này bao gồm:

+ Thời gian diễn ra ngắn, chỉ vòa khoảng 30-60s, mỗi ngày vài lần và không lặp lại theo chu kỳ.

+ Chỉ tạo ra những cơn gò nhẹ, cơ bụng căng cứng và tạo ra một chút khó chịu. Dễ xảy ra khi thai nhi chuyển động trong bụng mẹ, khi mẹ chạm tay vào bụng bầu hoặc cũng có thể xảy ra khi mẹ bầu quan hệ tình dục.

Đối với các mẹ lần đầu mang thai những cơn gò sinh lý có thể khiến mẹ khá hoang mang, tuy nhiên, mẹ có thể an tâm bởi những cơn gò này hoàn toàn không làm giãn cổ tử cung, ngược lại nó còn giúp tử cung săn chắc hơn, làm gia tăng quá trình lưu thông máu đến nhau thai và là tín hiệu cho thấy tử cung đã sẵn sàng khi cơn chuyển dạ thực sự xuất hiện.

Nếu bạn cảm thấy những cơn gò này diễn ra với tần suất nhiều và khó chịu thì cách tốt nhất là mẹ nên nghỉ ngơi và thay đổi tư thế nằm thường xuyên hơn!

Cơn gò chuyển dạ thật diễn ra như thế nào!

Cơn gò chuyển dạ và cơn gò sinh lý – Cách phân biệt cho mẹ bầu

Chắc chắn các mẹ khi đã có kinh nghiệm sinh con sẽ công nhận rằng khi cơn gò thật sự tới bạn sẽ không thể nhầm lẫn được.

Đầu tiên đó là tần suất của các cơn gò. Khi bắt đầu chuyển dạ, mẹ sẽ cảm thấy một cơn gò nhẹ sau đó sẽ mất đi, khá giống với gò sinh lý. Tuy nhiên sau đó những cơn gò sẽ lặp lại với tần suất ngày càng dày đặc, từ 10 phút/ cơn, xuống 5 phút/ cơn và sau đó chỉ còn 2 phút, 1 phút và 30s.

Điểm khác biệt tiếp theo là mức độ đau của cơn gò. Bắt đầu bằng những cơn đau nhẹ, sau đó tăng dần lên, kéo dài hơn. Vị trí thường gặp nhất là âm ỉ vùng bụng dưới hoặc lưng rồi lan dần sang hai bên, thậm chí là 2 bên bắp đầu, 2 bên sườn. Và hoàn toàn không thay đổi khi mẹ đổi tư thế.

Khi cơn chuyển dạ thật sự tới, ngoài cơn co vùng xương sẽ bị chèn ép rất mạnh, những vị trí cơ xung quanh căng ra. Ngoài ra, để chuẩn bị vượt cạn cơ thể mẹ có những biến đổi khá đặc biệt, dễ thấy nhất là hiện tượng vỡ ối.

Vỡ ối là do sự co bóp mạnh mẽ của tử cung gâp áp lực làm rách phần màng ối, nước ối thường trong và không có mùi, là bước đệm bôi trơn cổ tử cung để cơn vượt cạn diễn ra dễ dàng hơn. Bên cạnh đó rất nhiều mẹ chia sẻ là vào thời điểm đó nhu động ruột hoạt động mạnh mẽ bất thường, mẹ sẽ bị “ tào tháo đuổi” mà không cần nguyên nhân gì cả, đừng ngạc nhiên, tất cả đều để chuẩn bị cho sự ra đời của bé yêu được thuận lợi!

Phía trên là những phân tích từ kinh nghiệm để phân biệt giữa những cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ, hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm những kiến thức cần thiết cho quá trình mang thai và vượt cạn của mình.

Rất nhiều thông tin khác trên MamanBébé, cùng tiếp tục khám phá nhé!