Từ sốt đến chảy dịch, hãy tìm hiểu các dấu hiệu của nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi để cha mẹ có thể kịp thời đưa trẻ tới bệnh viện xử lý vấn đề cũng như ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra với trẻ.

Dấu hiệu nhiễm trùng tai

Bên cạnh cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng tai là rối loạn phổ biến nhất ở trẻ em. Nhưng không phải lúc nào cha mẹ cũng dễ dàng chẩn đoán nhiễm trùng tai vì các triệu chứng có vẻ mơ hồ và giống với cảm lạnh hoặc cúm thông thường.

Thêm vào đó, vì trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi chưa có kỹ năng ngôn ngữ để cho cha mẹ biết cảm giác của chúng nên việc phát hiện nhiễm trùng tai đặc biệt khó khăn. Trên thực tế, nhiễm trùng tai thường bắt đầu như cảm lạnh kèm theo ho và sổ mũi.

Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi khó nhận biết vì nhiều yếu tố

Theo các chuyên gia, bất chấp những gì cha mẹ nghĩ, ngoáy tai không phải là một dấu hiệu đáng tin cậy cho biết trẻ đã mắc bệnh. Vậy cha mẹ nên cảnh giác với biểu hiện nào của trẻ?

Nhìn chung, sốt trên 102 độ F là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ. Ngoài ra, những dấu hiệu sau đây cũng có thể cho thấy trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi đang bị nhiễm trùng tai:

Đau trong tai

Nhiễm trùng tai gây đau đớn. Vì vậy, trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi bị chảy nước mắt hoặc khó chịu có thể là một triệu chứng. Ngoài ra, nếu em bé trở nên khó chịu hơn khi nằm xuống, thì có thể nguyên nhân là do nhiễm trùng tai gây ra, vì tư thế đó gây áp lực lên các ống thần kinh.

Khó ngủ

Điều này là do cơn đau từ việc tạo áp lực trong tai. Đôi khi trẻ sẽ kêu đau nhiều hơn khi mọi thứ lắng xuống vào cuối ngày hoặc khi đến giờ đi ngủ.

Sốt

Sử dụng nhiệt kế để xác định trẻ có bị sốt thật sự hay không
Sử dụng nhiệt kế để xác định trẻ có bị sốt thật sự hay không

Một dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của trẻ đang hoạt động chống lại nhiễm trùng. Nhiệt độ cơ thể của trẻ có thể dao động từ 99◦F đến 104◦F, bằng cách đo nhiệt độ trực tràng.

Khó nghe

Chất lỏng tích tụ trong tai có thể chặn âm thanh. Do đó, trẻ có thể không phản ứng với âm thanh xung quanh như bình thường. Cha mẹ hãy yên tâm vì thính giác của trẻ sẽ trở lại bình thường sau khi hết nhiễm trùng và tai của trẻ không còn dịch.

Giảm sự thèm ăn

Bản thân nhiễm trùng tai không gây khó nuốt, nhưng trẻ có thể chán ăn vì cảm thấy không khỏe. Nôn mửa và tiêu chảy cũng có thể tăng lên.

Dịch hoặc mủ chảy ra từ tai của trẻ

Mặc dù không phổ biến nhưng đây là dấu hiệu xác định rõ ràng nhất của nhiễm trùng. Hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ có dấu hiệu này. Dịch chảy ra từ tai có màu vàng, trắng hoặc xanh lá cây có thể báo hiệu màng nhĩ bị thủng – một tình trạng có thể phát triển nếu chất lỏng trong tai giữa gây áp lực quá lớn lên màng nhĩ khiến nó vỡ ra.

Hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ để thăm khám cụ thể khi có dấu hiệu nhiễm trùng tai
Hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ để thăm khám cụ thể khi có dấu hiệu nhiễm trùng tai

Mặc dù màng nhĩ bị vỡ nghe có vẻ đáng sợ và có thể gây đau đớn cho trẻ, nhưng lỗ thủng này không nghiêm trọng và thường sẽ tự lành. Và tin tốt là trẻ có thể bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi chất lỏng chảy ra và áp lực giảm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cách duy nhất để chắc chắn rằng trẻ có bị nhiễm trùng tai hay không là đến gặp bác sĩ nhi khoa. Đưa em bé dưới 2 tuổi đến gặp bác sĩ nếu trẻ bị cảm lạnh và cảm giác khó chịu không biến mất trong hai hoặc ba ngày, hoặc nếu sốt không biến mất trong một hoặc hai ngày sau ngày phát bệnh (Nếu trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi, hãy thông báo cho bác sĩ khi trẻ bị sốt ngay lập tức).

Khi bác sĩ nhìn vào tai của trẻ để kiểm tra các dấu hiệu của nhiễm trùng, họ sẽ nhìn vào màng nhĩ để xem nó có màu đỏ, sưng hay phồng lên không. Từ đó, xác định trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có nhiễm trùng tai hay không.

Theo Parents.