Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc rối loạn cảm giác khó nói. Bệnh biểu hiện với nhiều cấp độ khác nhau và có những triệu chứng mà cha mẹ có thể nhận biết từ bên ngoài. Cùng chuyên gia tìm hiểu ngay cha mẹ nhé.

Nguyên nhân nào gây ra chứng bệnh khó nói?

Các cơ được sử dụng để nói được điều khiển bởi não và hệ thần kinh. Rối loạn cảm giác khó nói có thể phát triển nếu một trong hai yếu tố này bị tổn thương bởi bất kỳ nguyên nhân nào.

Chứng bệnh khó nói có thể xảy ra ở bất cứ trẻ nhỏ nào

Chứng bệnh khó nói ở trẻ có thể do:

  1. Xảy ra tổn thương não trước hoặc trong khi sinh, chẳng hạn như trẻ bị bại não
  2. Xảy ra do những thay đổi của não sau này trong cuộc đời trẻ, chẳng hạn như tổn thương do đột quỵ, chấn thương nặng ở đầu hoặc trẻ có khối u não hay mắc bệnh như bệnh Parkinson hoặc bệnh thần kinh vận động

Trong đó, nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc chứng bệnh khó nói thường do nguyên nhân thứ hai, trong khi nguyên nhân gây bệnh ở người lớn thường do nguyên nhân thứ nhất, mặc dù cả hai lý do có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi.

Chứng bệnh có cải thiện hay không phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương hoặc rối loạn chức năng não của trẻ. Một số nguyên nhân vẫn ổn định, trong khi những nguyên nhân khác có thể xấu đi theo thời gian.

Các triệu chứng của chứng bệnh khó nói

Trẻ em hoặc người lớn mắc chứng rối loạn cảm giác khó nói có thể có những biểu hiện bên ngoài như:

  1. Giọng nói lắp bắp, nói chủ yếu bằng giọng mũi hoặc hơi thở
  2. Giọng nói căng thẳng và khàn khàn
  3. Giọng nói rất to hoặc nhỏ
  4. Nói theo nhịp điệu đều đặn, thường xuyên ngập ngừng
  5. Giọng nói đơn điệu hoặc rối bời
  6. Trẻ khó cử động lưỡi và môi
  7. Trẻ khó nuốt, có thể dẫn đến chảy nước dãi liên tục
Trẻ khó cử động lưỡi là một trong những biểu hiện của bệnh khó nói

Kết quả của những triệu chứng này khiến những lời nói của trẻ rất khó hiểu. Trong một số trường hợp, trẻ chỉ có thể tạo ra các cụm từ ngắn, các từ đơn lẻ hoặc không thể trình bày đoạn văn dài một cách dễ hiểu.

Chứng khó nói không ảnh hưởng đến trí thông minh hoặc sự hiểu biết của trẻ, nhưng trẻ mắc chứng bệnh này có thể gặp vấn đề trong các lĩnh vực cần nhiều lời nói và có thể ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội, việc làm và giáo dục của trẻ.

Chẩn đoán bệnh

Bác sĩ hoặc nhà trị liệu ngôn ngữ và lời nói sẽ tiến hành đánh giá để xác định mức độ của bệnh. Bác sĩ có thể yêu cầu trẻ:

  1. Tạo ra những âm thanh khác nhau
  2. Nói về một chủ đề quen thuộc
  3. Đếm số hoặc nhẩm các ngày trong tuần
  4. Đọc to một đoạn văn

Nhà trị liệu cũng có thể kiểm tra chuyển động của các cơ trong miệng và thanh quản đồng thời ghi âm giọng nói của trẻ.

Điều trị bệnh khó nói

Nhà trị liệu hoặc chuyên gia ngôn ngữ sẽ cố gắng cải thiện và tối đa hóa khả năng nói chuyện của trẻ. Họ sẽ giúp cha mẹ tìm ra những cách giao tiếp khác nhau và hỗ trợ gia đình thích nghi với hoàn cảnh mới.

Phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  1. Bài tập để cải thiện giọng nói, chẳng hạn như giảm tốc độ nói của trẻ
  2. Bài tập để cải thiện âm lượng hoặc độ rõ ràng của giọng nói 
  3. Sử dụng các thiết bị trợ giúp như bảng chữ cái đơn giản, bộ khuếch đại hoặc hệ thống máy tính có đầu ra bằng giọng nói
Bệnh khó nói nên được điều trị sớm để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Một số nhà trị liệu ngôn ngữ có thể giới thiệu cho trẻ một số phương tiện hỗ trợ giao tiếp, bao gồm cả thiết bị phát ra giọng nói được chuẩn bị sẵn. Đối với một số bệnh nhân, những thiết bị này có thể được sử dụng cùng với hoặc thay cho lời nói để giúp họ giao tiếp.

Lời khuyên cho cha mẹ có con mắc chứng bệnh khó nói

Nếu cha mẹ đang nói chuyện với trẻ mắc bệnh khó nói, hãy áp dụng những lời khuyên hữu ích sau:

  1. Giảm phiền nhiễu và tiếng ồn xung quanh khi trò chuyện
  2. Nhìn vào trẻ khi nói chuyện
  3. Sau khi nói, cho phép trẻ có nhiều thời gian suy nghĩ để trả lời
  4. Hãy cẩn thận khi ngắt câu nói hoặc sửa bất kỳ lỗi nào trong ngôn ngữ của trẻ vì điều này có thể gây ra sự bực bội và thất vọng cho trẻ
  5. Nếu cha mẹ không hiểu những gì trẻ đang cố gắng truyền đạt, đừng giả vờ như cha mẹ hiểu vì trẻ có thể thấy biết điều này. Tốt nhất là cha mẹ nên thành thật với cảm xúc của bản thân
  6. Nếu cần, hãy tìm cách giải thích bằng cách đặt câu hỏi có/không với trẻ hoặc diễn giải cho trẻ hiểu

Gặp chuyên gia trị liệu ngôn ngữ nếu cha mẹ muốn đánh giá tình trạng của trẻ. Chuyên gia có thể sẽ cung cấp thêm thông tin và lời khuyên cho cha mẹ và dùng thử một phương tiện trợ giúp trẻ.

Không có gì đảm bảo rằng liệu pháp nói và ngôn ngữ có thể cải thiện khả năng nói của tất cả những người mắc chứng rối loạn cảm giác khó nói. Việc điều trị có thành công hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ và vị trí của tổn thương hoặc rối loạn chức năng não, nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh và hoàn cảnh cá nhân của mỗi trẻ.

Theo NHS.