Siêu âm giữa thai kỳ hay siêu âm thai 20 tuần là mốc thời điểm quan trọng giúp bác sĩ có thể phát hiện những bất thường và bệnh lý nguy hiểm mà mẹ bầu và thai nhi có thể gặp trong thai kỳ.

Vai trò của siêu âm thai 20 tuần

Siêu âm thai 20 tuần là siêu âm giữa kỳ được khuyến khích cho tất cả mẹ bầu

Siêu âm chi tiết, đôi khi được gọi là siêu âm giữa thai kỳ hoặc siêu âm bất thường, thường được thực hiện khi mẹ mang thai từ 18 đến 21 tuần. Siêu âm 20 tuần được khuyến khích thực hiện cho tất cả mẹ bầu, nhưng mẹ không cần phải có nếu mẹ không muốn.

Quá trình siêu âm kiểm tra sự phát triển thể chất của thai nhi, mặc dù siêu âm không thể xác định mọi tình trạng. Siêu âm 20 tuần được thực hiện giống như quá trình siêu âm 12 tuần với việc tạo ra hình ảnh đen trắng 2 chiều (2D) của thai nhi trong bụng mẹ.

Siêu âm là một cuộc kiểm tra y tế. Mẹ bầu có quyền biết mọi thứ sẽ xảy ra khi siêu âm, lợi ích của việc làm này và thoải mái đặt bất kỳ câu hỏi nào với bác sĩ cũng như từ chối siêu âm nếu không muốn.

Siêu âm thai 20 tuần mang lại lợi ích gì?

Siêu âm thai 20 tuần sẽ xem xét chi tiết xương, tim, não, tủy sống, mặt, thận và bụng của em bé. Biện pháp này cho phép bác sĩ siêu âm có thể xác định 11 nguy cơ bệnh tật nguy hiểm của thai nhi. Quá trình siêu âm chỉ tìm kiếm các dấu hiệu và không đảm bảo sự chuẩn xác cũng như đưa ra kết luận cuối cùng.

Siêu âm thai 20 tuần có thể dự báo được một số nguy cơ mắc bệnh cho thai nhi

11 nguy cơ được nhắc đến bao gồm:

  1. Thai nhi không có não
  2. Thai nhi hở đốt sống
  3. Thai nhi sứt môi
  4. Thai nhi thoát vị hoành
  5. Thai nhi đau dạ dày
  6. Thai nhi bị exomphalos
  7. Thai nhi có bất thường nghiêm trọng về tim
  8. Tuổi thận hai bên của thai nhi
  9. Thai nhi bị loạn sản xương
  10. Thai nhi mắc hội chứng Edwards hoặc T18
  11. Thai nhi mắc hội chứng Patau hoặc T13

Trong hầu hết các trường hợp, kết quả siêu âm sẽ cho thấy em bé có vẻ đang phát triển như mong đợi, nhưng đôi khi bác sĩ siêu âm sẽ phát hiện hoặc nghi ngờ điều gì đó khác lạ.

Siêu âm thai 20 tuần có xác định chính xác được loại bệnh nào không?

Một số bệnh lý có thể dự đoán rõ ràng hơn những điều kiện y tế khác. Ví dụ: Một số trẻ sơ sinh mắc tình trạng nứt đốt sống hở, ảnh hưởng đến tủy sống. Chứng bệnh này thường có thể được nhìn thấy rõ ràng trên hình ảnh siêu âm và được phát hiện ở khoảng 9/10 trẻ.

Ngoài ra, các bệnh về vẻ ngoài như sứt môi... cũng có thể xác định chính xác qua siêu âm. Nhờ vậy, bác sĩ sẽ trao đổi cụ thể với cha mẹ về các biện pháp điều trị hoặc phẫu thuật cho bé sau khi chào đời.

Siêu âm giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra lộ trình điều trị bệnh kịp thời

Một số tình trạng khác, chẳng hạn như dị tật tim, khó phát hiện hơn. Quá trình siêu âm có thể xác định được loại bệnh này ở trẻ với tỷ lệ 50% (5 trong số 10 trẻ sơ sinh bị dị tật tim).

Trong một số ít trường hợp, tình trạng bệnh rất nghiêm trọng cũng có thể được phát hiện qua siêu âm. Có thể kể đến các chứng bệnh liên quan đến não, thận, cơ quan nội tạng hoặc xương của em bé không phát triển đúng cách.

Trong một số trường hợp nguy hiểm, hiếm gặp mà không thể điều trị, em bé sẽ qua đời ngay sau khi được sinh ra hoặc có thể lưu lại bụng mẹ và không được chào đời.

Quá trình siêu âm diễn ra khoảng 30 phút và mẹ sẽ biết kết quả ngay sau đó. Hãy nhớ, siêu âm không thể tìm thấy tất cả các loại bệnh và luôn có khả năng một đứa trẻ sinh ra có vấn đề về sức khỏe mà các loại xét nghiệm cũng như kiểm tra thai nhi không thể thấy được.

Nếu xuất hiện bất kỳ bất thường nào sau khi siêu âm, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên môn khác để đưa ra kết luận chắc chắn cũng như trao đổi cụ thể về hướng giải quyết vấn đề với mẹ.

Theo NHS.