Nứt cổ gà là một trong những nỗi khó chịu lớn nhất khi nuôi con bằng sữa mẹ. Những cách chữa nứt cổ gà theo mẹo dân gian rất hiệu quả dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ khi đối mặt với vấn đề này.

Nứt cổ gà là gì?

Nứt cổ gà khi cho con bú: cách phòng tránh và chữa trị hiệu quả cho mẹ

Nứt cổ gà hay còn gọi là nứt chân núm ti. Đây là hiện tượng chân núm ti bị nứt gây đỏ tấy, thậm chí gây chảy máu. Tình trạng này khiến mẹ đau đớn mỗi khi cho con bú. Nứt cổ gà không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé do mỗi lần bé bú khiến mẹ đau đớn nên sẽ ức chế việc sản sinh ra sữa cho con, giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, mà còn gây ra tình trạng mất vệ sinh do đầu ti bị chảy máu.

Hiện tượng nứt cổ gà chủ yếu là do người mẹ cho bú không đúng cách, trẻ không ngậm hết quầng vú của mẹ, bé lại mút kéo và giật mạnh đầu ti ra. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến nứt chân núm vú. Lúc đầu chỉ xuất hiện một vết nứt nhỏ nhưng nếu không vệ sinh và điều trị kịp thời đúng cách, vét nứt ngày một lan dài, chạy quanh núm vú. Tình trạng này gây đau đớn mỗi lần con bú, nếu nặng còn gây mưng mủ và có thể bị nhiễm trùng.

Mẹo hay cho mẹ bị nứt cổ gà

Nứt cổ gà khi cho con bú: cách phòng tránh và chữa trị hiệu quả cho mẹ

Cho bé bú bên ngực không bị thương

Nếu vết nứt không quá sâu, mẹ vẫn có thể cho bé bú, nhưng nên bắt đầu ở bên ngực không bị nứt. Nếu vết nứt sâu và gây đau nhiều, trong thời gian điều trị, bạn nên ngưng cho con bú mà chỉ vắt sữa mẹ để cho bé bú bằng bình hoặc cốc. Khi nào vết nứt khô, lành hẳn thì cho bú lại.

Kem chống hăm 

Mẹ dùng kem chống hăm của bé thoa lên vết nứt sẽ có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa nứt cổ gà.

Nước muối loãng

Sau khi cho bé bú, mẹ ngâm đầu ti trong một chén nước muối ấm. Để yên trong 1 đến 2 phút để nước muối bao phủ và sát trùng các vết thương. Sau đó, nhẹ nhàng thấm khô các vết thương. Lưu ý, mẹ không nên ngâm quá lâu vì có thể làm da bị khô và vết nứt thêm sâu.

Trà xanh

Dùng nước trà xanh lau nên núm ti giúp mẹ giảm đau đáng kể. Bên trong trà xanh có chất kháng khuẩn và dễ dàng làm lành các vết thương ngoài da.

Mật ong

Dùng mật ong nguyên chất thoa lên phần cổ gà sẽ giúp mẹ làm mềm và làm lành vết thương. Trong mật ong có chất kháng sinh tự nhiên, giúp mẹ nhanh lành vết thương.

Dầu dừa/dầu olive

Dùng dầu dừa ép lạnh hoặc dầu olive nguyên chất cũng giúp chữa nứt cổ gà hiệu quả.

Sữa mẹ

Sau khi vệ sinh hai núm ti bằng nước muối và khăn sạch, mẹ thoa vài giọt sữa lên chỗ núm vú bị nứt. Làm liên tục trong vài ngày thì sẽ khỏi. Đây là cách làm an toàn và đơn giản nhất.

Miếng dán chuyên dụng

Mẹ có thể mua miếng dán chuyên dụng trị nứt cổ gà tại các nhà thuốc để dán lên vết nứt.

Máy sấy tóc

Đây là cách chữa nứt cổ gà hiệu quả mà nhiều chị em rỉ tai nhau. Mỗi lần cho bé bú xong mẹ dùng máy sấy tóc sấy vào núm vú sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn. Tuy nhiên, các mẹ không nên dùng nhiều nhé vì nó sẽ làm ngực mẹ khô hơn.

Đá lạnh

Chườm lạnh là một giải pháp hiệu quả cho tình trạng nứt cổ gà. Trước khi cho bé bú, mẹ nên áp miếng chườm lạnh hoặc túi nước đá lên đầu ti để giảm đau rát.

Để ngực thoáng mát

Mẹ nên để đầu ngực tiếp xúc với không khí mỗi khi không cho con bú. Không nên mặc quần áo, áo lót cho con bú quá chật dẫn đến đầu ti bị ma sát, dễ đau và chảy máu.

Với những cách chữa nứt cổ gà kể trên, mẹ sẽ mau chóng chữa lành các vết tổn thương trên đầu ti và tự tin để tiếp tục hành trình nuôi con bằng sữa mẹ!