Mùa cúm khiến trẻ dễ mắc các bệnh như cảm cúm, ho gà, viêm phế quản... Hãy cùng chuyên gia tìm hiểu thông tin về các loại bệnh và cách điều trị cha mẹ nhé.

Cảm cúm

Cảm cúm

Trẻ sơ sinh dễ bị cảm cúm với các dấu hiệu như sốt cao, ho, nghẹt mũi...

Biểu hiện

Để ý các dấu hiệu thông thường, bao gồm: sổ mũi, nghẹt mũi, ho và sốt. Trẻ cũng có thể khó ngủ và khó ăn (Trẻ sơ sinh khó bú mẹ hoặc bú bình khi bị nghẹt mũi).

Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu trẻ là trẻ sơ sinh, ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện. Mary Ian McAteer, Bác sĩ nhi khoa ở Indianapolis (Mỹ) cho biết: “Ở trẻ dưới 6 tháng, mỗi lần cảm lạnh là một lần trẻ có thể gặp nguy hiểm. Bác sĩ sẽ kiểm tra và xem liệu trẻ có khó ăn, khó thở hay khó ngủ hay không”.

Cách điều trị

Nhẹ nhàng làm sạch đường mũi của trẻ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý qua ống tiêm, đồng thời chạy máy tạo độ ẩm trong phòng để giữ không khí ẩm. Đừng bao giờ kê cao đầu của nệm cũi hoặc để trẻ ngủ trên ghế ô tô - cả hai đều không an toàn, Tiến sĩ McAteer cho biết.

Viêm phế quản

Biểu hiện

Viêm phế quản

Trẻ sơ sinh trong mùa cúm dễ mắc viêm phế quản

Cảm lạnh kèm theo ho khan, thở khò khè và phân lỏng: Cha mẹ sẽ nhận thấy chất nhầy trong phân của trẻ và đó chính xác là chất nhầy mà bản thân trẻ nuốt phải, vì trẻ không khạc ra được.

Điều gì đang xảy ra

Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản khi một loại vi rút (thường là virus hợp bào hô hấp, hay còn gọi là RSV) làm viêm các tế bào nhỏ nhất trong phổi, được gọi là phế quản, làm tắc chúng bằng chất nhầy.

Đối với nhiều trẻ nhỏ, đây chỉ là một bệnh nhiễm trùng nhỏ. Nhưng với người lớn thì rất hoảng sợ khi nghe RSV. Hầu hết những điều đáng sợ mà cha mẹ đã đọc đều xảy ra với những đứa trẻ đang ở trong NICU, những đứa trẻ có vấn đề nghiêm trọng về phổi ngay từ đầu. Nhưng nếu trẻ khỏe mạnh trước khi các triệu chứng bắt đầu, trẻ sẽ ổn. Cha mẹ chỉ cần tuân thủ các biện pháp điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ như cảm lạnh thông thường.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu trẻ không chịu ăn, đã đến lúc cần sự trợ giúp của chuyên gia. Các dấu hiệu khác như: Thở nhanh, lỗ mũi phập phồng và co giật cũng là những dấu hiệu nguy hiểm, cần được xử lý kịp thời. Các bác sĩ có thể thử dùng thuốc để mở đường thở hoặc thở oxy và truyền dịch IV để ngăn mất nước ở trẻ.

Ho gà

Ho gà

Ho gà khiến trẻ mệt mỏi trong mùa cúm

Biểu hiện

Ho gà bắt đầu giống như cảm lạnh, nhưng sau một hoặc hai tuần, trẻ có thể phát triển nặng, với những cơn ho có tiếng như gà kêu. Ho gà có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Trẻ sơ sinh bị ho gà thường trở nên lờ đờ đến mức không thể ăn – ngay cả trước khi cơn ho bắt đầu. Hãy gọi cho bác sĩ khi có dấu hiệu rắc rối đầu tiên. Khoảng một nửa số trẻ sơ sinh dưới một tuổi sẽ phải nhập viện để điều trị.

Cách điều trị

Thuốc kháng sinh được bác sĩ sử dụng để điều trị nhiễm trùng. Trẻ sẽ cần phải ở lại bệnh viện nếu bị ho nhiều kèm theo nôn mửa hoặc khó thở, hoặc nếu bé thực sự bị ngưng thở dù trong thời gian ngắn.

5 biện pháp chữa cảm lạnh tự nhiên cho trẻ sơ sinh

Một số biện pháp khắc phục cảm lạnh được chuyên gia khuyến khích gồm:

Nước muối nhỏ giọt và ống tiêm

Nước muối nhỏ giọt và ống tiêm

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối giúp làm giảm triệu chứng cảm cúm

Trẻ sơ sinh không thành thạo việc thở bằng miệng cho đến khi được 4 đến 5 tháng tuổi. Khi trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ cần phải hút mũi để trẻ có thể thở. Trộn 1/4 thìa cà phê muối vào 1 cốc nước để tạo dung dịch muối hoặc mua nước muối sinh lý tại hiệu thuốc. Đặt trẻ nằm xuống và nhỏ vài giọt vào mỗi lỗ mũi, đợi một phút, sau đó dùng ống tiêm để hút dịch mũi ra ngoài. Làm điều này trước bữa ăn để bé có thể thở và bú.

Xông hơi

Bật nước nóng ở vòi hoa sen và đợi hơi nước tỏa đầy phòng tắm. Đưa trẻ vào ngồi một lúc trong phòng để giúp làm sạch phổi và đường mũi của trẻ.

Không khí mát mẻ

Không khí mát mẻ có thể làm dịu tình trạng cảm của trẻ. Không chỉ trong thời tiết tự nhiên mà thậm chí tủ đông cũng có hiệu quả.

Máy tạo ẩm phun sương

Độ ẩm cân bằng có thể giúp bé thở dễ dàng hơn.

Thuốc

Nếu trẻ quấy khóc kèm theo sốt, thuốc kháng sinh có thể làm giảm cơn sốt và giúp bé thoải mái. Nhưng hãy lưu ý chỉ sử dụng thuốc ở nhiệt độ 101,5°F trở lên. Sốt là cách hệ thống miễn dịch thu nhận các tế bào bạch cầu để chống lại nhiễm trùng.

Vì vậy, cha mẹ không cần phải dùng thuốc để trẻ hết sốt mà chỉ cần hạ nhiệt độ cơ thể trẻ xuống. Và nên nhớ, mua đúng loại thuốc bác sĩ kê đơn và tuân thủ liều lượng được kê trong đơn thuốc.

Theo Parents.