Trẻ thường xuyên tè dầm ra đệm, giường, cũi... Phải làm thế nào để xử lý tình trạng này? Cha mẹ hãy áp dụng ngay những biện pháp dưới đây của chuyên gia.

Nguyên nhân làm bẩn

Trẻ tè dầm quá nhiều khiến cha mẹ lo lắng và mệt mỏi

Cha mẹ có thể cảm thấy tức giận hoặc bực bội khi trẻ cứ tè dầm. Nhưng cha mẹ cần biết rằng trẻ không cố ý làm điều đó và thậm chí có thể không nhận ra điều đó đang xảy ra.

Bón bẩn là khi trẻ thường xuyên tè ra quần. Nếu chúng đã được huấn luyện ngồi bô, việc bẩn thường là do chúng bị táo bón nặng. Bón bẩn thường xảy ra khi một đứa trẻ bị táo bón đến mức một lượng chất thải lớn và cứng bị mắc kẹt ở cuối ruột (trực tràng) của chúng. Chất thải tươi từ trên cao xuống ruột sau đó chạy xung quanh chất thải cứng và rỉ ra ngoài, làm bẩn quần của trẻ.

Bên cạnh đó, việc trẻ tè dầm cũng có thể xảy ra do trẻ chưa học được cách truyền tín hiệu kịp thời và thông báo cho cha mẹ về cảm giác của bản thân. Đôi khi, ngủ quá say và mơ mộng cũng khiến trẻ dễ tè dầm tại chỗ nghỉ ngơi.

Điều trị tè dầm

Điều trị tè dầm ở trẻ nhỏ cần một khoảng thời gian nhất định

Việc trẻ thường xuyên tè dầm hoặc đi vệ sinh không đúng cách (ị đùn) khiến mọi bậc cha mẹ mệt mỏi vì phải đi theo sau và dọn dẹp sạch sẽ. Trong trường hợp trẻ tè dầm quá nhiều, cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám cụ thể.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhuận tràng để loại bỏ phân cứng và giúp trẻ đi ị thường xuyên và thoải mái trở lại. Điều này có thể mất một vài tháng để cải thiện tình hình. Thông qua tiếp xúc cụ thể, bác sĩ sẽ đề ra lộ trình điều trị phù hợp với trẻ.

Để quá trình điều trị đạt hiệu quả, cha mẹ nên tuân thủ lịch khám lại được bác sĩ chỉ định. Việc thăm khám lại một cách thường xuyên giúp kiểm tra tình trạng của trẻ và đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị. Tình trạng bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi chuyển biến và cải thiện.

Những biện pháp hữu hiệu giúp cha mẹ xử lý khi trẻ tè dầm

Cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp để cải thiện tình hình tè dầm ở trẻ

Hãy thực hiện các biện pháp được chuyên gia tư vấn dưới đây:

  1. Thiết lập thói quen đi vệ sinh thường xuyên cho trẻ, bằng cách tập cho trẻ ngồi toilet từ 5 đến 10 phút mỗi ngày sau bữa sáng và một lần nữa sau bữa ăn tối
  2. Tích cực và khuyến khích trẻ - cha mẹ có thể sử dụng biểu đồ sao để thưởng cho trẻ khi ngồi vào bồn cầu mà không phải nhắc nhở (cho dù trẻ có ị hay không), hoặc để một số đồ chơi hay sách bên cạnh bồn cầu
  3. Dạy trẻ cách nhận biết các trạng thái cơ thể và cảm nhận khi cơ thể cần được giải phóng chất thải, đặc biệt là các trạng thái buồn đi vệ sinh nhẹ hoặc đi vệ sinh nặng
  4. Cho trẻ đi vệ sinh ngay khi chúng có nhu cầu trong ngày, ko để trẻ hình thành thói quen nhịn tiểu, đặc biệt cần đi vệ sinh trước khi lên giường đi ngủ
  5. Đảm bảo rằng trẻ uống nhiều nước và có đủ chất xơ trong chế độ ăn uống của chúng
  6. Khuyến khích trẻ thực hiện hoạt động thể chất hàng ngày, bằng cách bài tập thể dục phù hợp với thể trạng và độ tuổi của trẻ

Chúc cha mẹ thực hiện các biện pháp xử lý khi trẻ tè dầm thành công.

Theo NHS.