Hội chứng thận hư là một tình trạng khiến thận bị rò rỉ một lượng lớn protein vào nước tiểu. Điều này có thể dẫn đến một loạt các vấn đề, bao gồm sưng tấy các mô cơ thể và khả năng nhiễm trùng cao hơn cho trẻ nhỏ.

Nguyên nhân của hội chứng thận hư

Hầu hết trẻ mắc hội chứng thận hư đều mắc “bệnh thay đổi tối thiểu”. Điều này có nghĩa là thận của trẻ có vẻ bình thường hoặc gần như bình thường nếu một mẫu mô được nghiên cứu dưới kính hiển vi. Nhưng những thay đổi đối với mẫu mô có thể được nhìn thấy nếu mẫu đó được nghiên cứu dưới kính hiển vi điện tử cực mạnh.

Trẻ có thể mắc hội chứng thận hư do nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, các nhà khoa học xác định bệnh xảy ra có thể do một gen bị lỗi di truyền, vấn đề về thận hoặc một tình trạng y tế khác, chẳng hạn như:

  1. Xơ cứng cầu thận – khi bên trong thận bị sẹo
  2. Viêm cầu thận – viêm bên trong thận
  3. Nhiễm trùng – trẻ bị viêm gan 
  4. Lupus
  5. Bệnh tiểu đường
  6. Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Trong một số trường hợp rất hiếm, một số loại ung thư cũng có thể gây bệnh - chẳng hạn như bệnh bạch cầu, đau tủy hoặc ung thư hạch (những vấn đề này có xu hướng phổ biến hơn ở người lớn mắc hội chứng thận hư).

Chẩn đoán hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư thường có thể được chẩn đoán sau khi nhúng que xét nghiệm vào mẫu nước tiểu của trẻ. Nếu có một lượng lớn protein trong nước tiểu, sẽ có sự thay đổi màu sắc trên que.

Bên cạnh đó, xét nghiệm máu cũng là một loại xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh. Trong một số trường hợp, khi phương pháp điều trị ban đầu không có kết quả, trẻ có thể cần sinh thiết thận. Các bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô thận rất nhỏ của trẻ để nghiên cứu dưới kính hiển vi.

Điều trị hội chứng thận hư

Trẻ bị hội chứng thận hư cần được điều trị càng sớm càng tốt
Trẻ bị hội chứng thận hư cần được điều trị càng sớm càng tốt

Phương pháp điều trị chính cho hội chứng thận hư là thuốc steroid, nhưng các phương pháp điều trị bổ sung cũng có thể được áp dụng nếu trẻ phát triển các tác dụng phụ đáng kể.

Hầu hết trẻ em bị tái phát bệnh cho đến cuối tuổi thiếu niên và cần phải dùng steroid khi tình trạng xảy ra. Trẻ có thể được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa thận trẻ em (bác sĩ thận nhi) để làm các xét nghiệm và điều trị chuyên khoa.

Đối với trẻ bị thận hư bẩm sinh, chúng sẽ cần được truyền albumin thường xuyên để giúp chúng phát triển bình thường. Trẻ sẽ phải nằm viện để điều trị dài hạn nhưng đôi khi, việc điều trị có thể thực hiện tại nhà.

Trẻ sẽ thường xuyên được kiểm tra sức khỏe, huyết áp, sự tăng trưởng, cân nặng, chức năng thận và sức khỏe xương của chúng sẽ được theo dõi. Việc cho trẻ điều trị bệnh tại viện hay tại nhà đôi khi có thể gây khó khăn cho cha mẹ khi quyết định. Vì vậy, cha mẹ nên nói chuyện với bác sĩ về ưu và nhược điểm của các phương pháp trước.

Trong trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể đề nghị lọc máu và cấy ghép thận cho trẻ. Điều này sẽ ngăn chặn protein bị mất trong nước tiểu của trẻ và giảm nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn, chẳng hạn như cục máu đông.

Thận hư có thể gây ra những vấn đề gì?

Trẻ mắc thận hư có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm
Trẻ mắc thận hư có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm 

Hầu hết trẻ mắc hội chứng thận hư đều có những thời điểm các triệu chứng của chúng được kiểm soát (thuyên giảm), sau đó là những thời điểm các triệu chứng trở lại (tái phát). Trong hầu hết các trường hợp, các đợt tái phát trở nên ít thường xuyên hơn khi trẻ lớn lên và thường chấm dứt vào cuối tuổi thiếu niên của trẻ.

Một số biến chứng liên quan đến hội chứng thận hư bao gồm:

Sưng – mức độ protein thấp trong máu làm giảm dòng chảy của nước từ các mô cơ thể trở lại mạch máu, dẫn đến sưng (phù nề). Sưng thường được nhận thấy đầu tiên xung quanh mắt, sau đó xung quanh cẳng chân và phần còn lại của cơ thể trẻ.

Nhiễm trùng – kháng thể là một nhóm protein chuyên biệt trong máu giúp chống lại nhiễm trùng. Khi những thứ này mất đi, trẻ dễ bị nhiễm trùng hơn rất nhiều.

Nước tiểu thay đổi – đôi khi, lượng protein cao được truyền vào nước tiểu có thể khiến nước tiểu sủi bọt. Một số trẻ mắc hội chứng thận hư cũng có thể đi tiểu ít hơn bình thường trong các đợt tái phát.

Cục máu đông – protein quan trọng giúp ngăn ngừa đông máu có thể được thải ra ngoài qua nước tiểu của trẻ mắc hội chứng thận hư. Điều này có thể làm tăng nguy cơ đông máu nghiêm trọng. Trong thời gian tái phát, máu cũng trở nên cô đặc hơn, có thể dẫn đến đông máu.

Cha mẹ hãy nắm bắt những thông tin về hội chứng thận hư và kịp thời điều trị cho trẻ, để ngăn ngừa những tình huống phát sinh không mong muốn.