Những biến chứng thai sản mẹ bỉm sữa cần nắm rõ khi sinh mổ (Phần 2)
Tiếp tục tìm hiểu các biến chứng thai sản do sinh mổ ảnh hưởng tới mẹ và bé để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở thuận lợi.
Biến chứng sinh mổ cho mẹ
Vỡ tử cung
Mẹ bầu có nguy cơ vỡ tử cung khi sinh mổ
Trong khoảng 1% ca sinh mổ, tử cung của mẹ bị vỡ. Trong một số ít trường hợp, vỡ tử cung dẫn đến mất máu nghiêm trọng ở mẹ và/hoặc tổn thương não hoặc tử vong ở em bé. Đây là một trong những lý do khiến một số bác sĩ ngần ngại thực hiện sinh mổ.
Không có công thức chính xác tồn tại để dự đoán tử cung của ai sẽ vỡ, nhưng có rất nhiều tiêu chí được thiết lập để đánh giá mẹ bầu sinh mổ trong tình trạng nào là tốt nhất.
Ví dụ, tỷ lệ thành công của mẹ có thể lên tới 85% nếu mẹ đã sinh con bằng phương pháp thường trước đó, nếu mẹ trẻ hơn 40 tuổi, không thừa cân và nếu mẹ đến bệnh viện trong khi chuyển dạ chứ không phải khi đã vỡ ối.
Phản ứng với thuốc gây mê
Một số mẹ có phản ứng tiêu cực với thuốc gây mê. Những tác dụng phụ là khác nhau ở mỗi mẹ, nhưng chúng có thể bao gồm nôn mửa, nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt, yếu và khó thở.
Biến chứng sinh mổ cho bé
Biến chứng sinh mổ cũng có thể xảy ra với em bé
Hầu hết các biến chứng sinh mổ cho trẻ nhỏ có mức độ nhẹ, được giải quyết trong vài ngày hoặc vài tuần sau sinh. Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra.
Vấn đề hô hấp
Nếu được lên lịch phẫu thuật quá sớm, sinh mổ có thể gây khó thở cho em bé. Đó là một trong những lý do các bác sĩ đề nghị sinh mổ tự chọn không sớm hơn 39 tuần hoặc một tuần trước ngày dự sinh của mẹ.
Quá trình chuyển dạ giải phóng các hormone có khả năng giúp em bé đối phó với dịch phổi để bé có thể thở dễ dàng hơn. Bị đẩy qua ống dẫn sinh ép sản dịch từ phổi ra ngoài, vì vậy, những đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp sinh thường có xu hướng ít gặp các vấn đề về hô hấp hơn trẻ sinh mổ.
Rủi ro phẫu thuật
Sinh mổ cũng có những rủi ro phẫu thuật cho bé. Nhưng rất hiếm khi có thể có những vết rách vô tình đối với làn da của em bé. Hầu hết các vết cắt sẽ lành mà không có biến chứng.
Sinh non
Bé có thể bị sinh non khi sinh mổ
Nếu có ý định sinh mổ từ trước, mẹ bầu không nên thực hiện phẫu thuật sớm hơn tuần 39. Bên cạnh đó, ngày dự sinh cũng có xác suất sai lệch khiến em bé dễ sinh non. Em bé cũng có thể được sinh non vì mẹ chuyển dạ sớm hoặc có vấn đề phát sinh cần mổ lấy thai trước 39 tuần.
Điểm Apgar thấp
Thử nghiệm Apgar phân tích sức khỏe của trẻ sơ sinh sau khi sinh. Trẻ sơ sinh ra đời do sinh mổ có thể có điểm Apgar thấp hơn, do gây mê hoặc các tình trạng y tế đằng sau sinh mổ (suy thai, chuyển dạ không tiến triển...)
Sinh mổ là phương pháp rất phổ biến hiện nay. Cùng với sinh thường, sinh mổ được nhiều mẹ lựa chọn để chào đón con yêu ra đời. Với các thông tin trên, mẹ đã có thêm những kiến thức liên quan tới sinh mổ.
Nếu không gặp phải sự cố bất ngờ hoặc bệnh lý nào bắt buộc phải sinh mổ, mẹ hãy suy nghĩ thật cẩn trọng và kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Mẹ nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ và nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại trao đổi trong các lần khám thai định kỳ.
Theo Parents.