Sâu răng ở trẻ em là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Răng trẻ em rất quan trọng. Nếu răng của trẻ bị sâu quá sớm sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của hàm răng và răng vĩnh viễn về sau của trẻ. Hơn nữa, quá trình điều trị sâu răng ở trẻ em rất tốn kém cả về chi phí và thời gian, gây đau đớn và khó chịu cho trẻ đồng thời có những nguy cơ biến chứng khó lường kèm theo.

Do vậy, các thói quen nha khoa lành mạnh nên được bắt đầu sớm bởi vì sâu răng có thể phát triển ngay khi răng đầu tiên của trẻ xuất hiện. Dưới đây là một số thông tin cho cha mẹ từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ về các nguyên nhân gây sâu răng, các dấu hiệu sâu răng và làm thế nào để ngăn ngừa sâu răng. 

Sâu răng ở trẻ em là bệnh thường gặp

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Sâu răng ở trẻ em phát triển khi miệng của trẻ bị nhiễm vi khuẩn gây sâu răng. Cách làm vi khuẩn lây lan có thể do nước bọt của người mắc bệnh lưu lại trên muỗng hoặc ly mà trẻ đang dùng...

Tiếp đến, sâu răng ở trẻ em xảy ra do khoang miệng bị thừa acid. Sự thay đổi trong chế độ ăn đặc biệt là sự xuất hiện của nước ngọt, đồ ăn vặt chứa nhiều đường... là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự mất cân bằng lượng acid trong khoang miệng trẻ. Sự mất cân bằng làm các vi khuẩn xấu có cơ hội phát triển và sau đó sẽ phá hủy phần bên ngoài của răng bao gồm cả men răng khiến trẻ bị sâu răng. 

Mặc dù việc cho con bú sữa mẹ kéo dài và thường xuyên không gây ra sâu răng, tuy nhiên, tất cả bà mẹ cho con bú sữa mẹ đều nên biết và tuân theo các quy định vệ sinh răng miệng, chăm sóc nha khoa dự phòng, chọn kem đánh răng chứa fluoride và canxi cùng các khuyến cáo về chế độ ăn uống lành mạnh.

Dấu hiệu sâu răng ở trẻ em

Răng có thể xuất hiện lần đầu tiên các đốm trắng ở nướu răng hoặc phần lợi phía trên răng. Những dấu hiệu này rất khó nhìn thấy ngay từ đầu ngay cả đối với bác sĩ hoặc nha sĩ của trẻ nếu không có dụng cụ nha khoa thích hợp. 

Sâu răng ở trẻ em sẽ phát triển từ những dấu hiệu ban đầu đó cho đến những biểu hiện cụ thể hơn như trẻ bị đau, chán ăn, mệt mỏi, có thể kèm theo sốt và răng bắt đầu chuyển màu sang nâu hoặc đen kèm sưng to ở vùng mặt có răng bị sâu.

Một đứa trẻ bị sâu răng cần phải được kiểm tra và điều trị sớm để ngăn chặn sự lây lan sang tủy hoặc các răng khác và để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm khác. 

Làm thế nào để ngăn chặn sâu răng ở trẻ em

Chăm sóc răng miệng cho trẻ từ khi sinh ra với các giai đoạn:

Từ sinh ra đến 12 tháng: Giữ cho miệng trẻ sạch sẽ bằng cách nhẹ nhàng lau lợi bằng khăn sạch cho trẻ sơ sinh. Khi mẹ thấy răng đầu tiên, nhẹ nhàng sử dụng một bàn chải đánh răng dành cho bé với lông mềm và sử dụng kem đánh răng chứa fluoride để ngừa sâu răng ở trẻ em.

Từ 12 đến 36 tháng: Đánh răng cho trẻ 2 lần mỗi ngày trong 2 phút. Dùng thuốc đánh răng có fluoride cho đến khi trẻ ba tuổi. Thời điểm tốt nhất để đánh răng là sau bữa sáng và trước khi đi ngủ.

Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, uống nước giải khát có gas đặc biệt là trước lúc đi ngủ.

Sử dụng Viên ngậm chống sâu răng Teteo Combi Japan – Giải pháp chống sâu răng ở trẻ em hiệu quả với thành phần Ovopron DC (Kết quả thu được từ chương trình nghiên cứu do Chính phủ Nhật Bản tài trợ cùng hãng dược phẩm API) chiết xuất từ trứng gà tự nhiên.

Thường xuyên tới bác sĩ kiểm tra răng miệng định kỳ.  

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp cha mẹ có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề sâu răng ở trẻ em. Hãy chăm sóc răng miệng của trẻ ngay từ sớm để loại bỏ sâu răng. Hãy liên hệ đặt hàng tại MamanBébé nha các ông bố bà mẹ của gia đình.