Mốc chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của trẻ theo tháng tuổi
Theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ theo từng tháng tuổi sẽ giúp ba mẹ nắm được quá trình phát triển của con yêu và nhận biết tình trạng sức khỏe của con. Vì vậy, cha mẹ cần so sánh chiều cao, cân nặng của con với mốc chiều cao cân nặng tiêu chuẩn để theo dõi tình trạng thể chất của trẻ một cách khoa học nhất.
Trong bài viết này, hãy cùng MamanBébé tìm hiểu về mốc chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của trẻ theo tháng tuổi để giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong quá trình theo dõi sự phát triển của con trẻ nhé!
Mốc chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai theo tháng tuổi
Sự phát triển giữa bé trai và bé gái ngay từ khi sinh ra đã có sự khác nhau nên mốc chiều cao, cân nặng tiêu chuẩn dành cho bé trai và bé gái cũng khác nhau. Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng theo tuổi của bé trai dựa trên chuẩn WHO từ lúc sơ sinh 1 tháng tuổi cho đến 5 tuổi.
Bố mẹ theo dõi bảng này để đánh giá mức độ tăng trưởng của trẻ so với mốc tiêu chuẩn và kịp thời có các biện pháp can thiệp để trẻ phát triển chiều cao và tăng cân hoàn thiện nhất.
Mốc chiều cao, cân nặng chuẩn của bé gái theo tháng tuổi
Tương tự với bé trai, WHO cũng đưa ra bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé gái theo từng tháng tuổi (từ khi bé mới sinh đến khi bé 5 tuổi ). Ba mẹ hãy đối chiếu chiều cao cân nặng của bé yêu so với các mốc thời gian dựa vào bảng số liệu này để có thể nhận biết được mức tăng trưởng của con qua từng giai đoạn.
Các thông tin chung về chỉ số tăng trưởng chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh
Để quá trình chăm sóc bé yêu và dõi theo sự phát triển của con được tốt hơn thì các mẹ nên biết thêm về các chỉ số tăng trưởng chiều cao và cân nặng của bé bắt đầu từ khi bé chào đời. Thông qua các chỉ số này, ba mẹ có thể nhận biết những thay đổi về nhu cầu và sức khỏe của con yêu. Cụ thể:
- Trẻ sơ sinh: Theo bảng cân nặng trẻ sơ sinh năm 2022, trẻ mới sơ sinh trung bình có chiều cao 50cm, và nặng 3,3 kg. Đây được xem là chỉ số tăng trưởng trung bình của trẻ em khi mới sinh.
- Trẻ 3 – 6 tháng tuổi: Theo nghiên cứu của các chuyên gia về trẻ sơ sinh thì cứ 2 tuần bé sẽ tăng thêm khoảng 225g. Và khi được 6 tháng, cân nặng của bé sẽ tăng gấp đôi so với lúc mới ra đời.
- Bé từ 7 – 12 tháng: Trong giai đoạn này, trẻ sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Trước khi bé tròn 1 tuổi, trung bình chiều cao cân nặng của bé sẽ ở khoảng 72-76cm và nặng gấp 3 lần lúc mới sinh.
- Em bé 2 tuổi: Khi bé được 2 năm tuổi, con sẽ cao thêm khoảng 10cm và tăng thêm khoảng 2,5kg so với lúc 1 tuổi. Đây là thời điểm mà con để phát triển đủ các chức năng để các bác sĩ có thể chẩn đoán được chiều cao tương lai cho bé.
- Bé 3 – 4 tuổi: Lúc này, lượng mỡ trên cơ thể bé đã giảm đi nhiều và chân tay của trẻ đã phát triển rất nhiều so với thời điểm trước đó nên trông bé có vẻ cao hơn trông thấy.
- Bé 5 tuổi trở lên: Từ thời điểm này cho tới giai đoạn dậy thì, chiều cao của bé sẽ phát triển rất nhanh và các mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển của bé.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, cân nặng của bé
1. Gen di truyền
Chiều cao của con trẻ phụ thuộc 23% vào gen của cha mẹ. Tuy nhiên, các mẹ không cần quá lo lắng vì chiều cao, cân nặng của bé còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác ngoài gen di truyền.
Ba mẹ có thể cải thiện chiều cao và cân nặng cho con ngay từ khi còn nhỏ với các chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý theo các hướng dẫn, chỉ định của chuyên gia.
2. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nó đóng góp đến 32% trong quá trình phát triển chiều cao ở trẻ. Nếu bé bị thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến tình trạng phát triển không đồng đều, tác động đến mật độ xương và kích thước các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời, thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến trì hoãn khả năng phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì và tiền dậy thì.
3. Chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ mang thai và cho con bú
Chăm sóc sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bé có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh. Nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra rằng nếu trẻ được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và được tập luyện ngay từ khi còn trong bụng mẹ thì trẻ sinh ra sẽ phát triển tốt hơn.
Nếu mẹ bầu thường căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình mang thai thì sẽ khiến sự phát triển về cả thể chất và trí tuệ của bé bị ảnh hưởng. Do đó, trong thời kỳ mang thai và cho con bú, mẹ nên có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin và luôn giữ cho mình một tâm thế thoải mái.
4. Vận động thể chất điều độ
Vận động thể chất có ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển khung xương và hệ thần kinh ở trẻ nhỏ. Để trẻ phát triển tốt hơn, ba mẹ có thể cho các con vận động điều độ thông qua một số hoạt động như đi dạo, bơi trong bể nhỏ, chơi trò chơi nhẹ nhàng…
Hy vọng những chia sẻ trên đây của MamanBébé về các mốc chiều cao và cân nặng của trẻ theo tháng tuổi cùng những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bé có thể giúp các mẹ chăm sóc và dõi theo theo sự phát triển của trẻ một cách đúng đắn và khoa học. Hãy theo dõi MamanBébé để theo dõi thêm nhiều bài viết bổ ích về mẹ và bé nhé!