Mẹ bầu uống nhiều nước mía có sao không?
Nước mía là một trong số những đồ uống tự nhiên lành mạnh với hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe. Nhưng uống như thế nào cho đúng cách và uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không luôn là vấn đề bận tậm của mọi bà bầu.
Mẹ bầu uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?
Về giá trị dinh dưỡng mía được xem như là ngôi nhà lưu trữ tất cả các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ có thai. Với thành phần khoảng 70% là các loại đường tự nhiên, mía còn có protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và gần 30 loại a-xít hữu cơ khác. Đây là một trong những thức uống lý tưởng đối với bà bầu.
Trong quá trình mang thai, tất các các chất dinh dưỡng đều cần thiết để đảm bảo cho mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc đưa hàm lượng các chất này vào cơ thể thông qua đường ăn uống cần có sự kiểm soát. Do đó, việc uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không còn tùy thuộc vào cách mà mẹ sử dụng.
Đối với phụ nữ mang thai không có các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ thì nước mía hoàn toàn an toàn đối với mẹ. Uống với một lượng vừa phải, hợp lý sẽ giúp mẹ và bé hưởng được rất nhiều lợi ích từ mía.
Với những mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì cần phải thận trọng hơn. Do mía có thành phần lớn là đường nên uống nhiều sẽ làm tăng tình trạng bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Sử dụng nước mía quá nhiều, ưu tiên thay thế cho những loại thức uống khác thì khả năng bị tiểu đường thai kỳ là rất cao. Chưa kể đến việc bạn sẽ thiếu hụt một số dưỡng chất cần thiết khác mà trong mía không có, làm ảnh hưởng đến sự phát trển của bé.
Bà bầu uống nước mía như thế nào là đủ?
Nhằm phát huy tối đa công dụng của nước mía, bạn cần phải biết sử dụng một cách hợp lý, không quá ít mà cũng không quá nhiều trong từng tam cá nguyệt.
3 tháng đầu: Thời gian này mẹ sẽ thấy khá mệt mỏi và thường xuyên bị các cơn ốm nghén hành hạ. Việc sử dụng mía lúc này là giải pháp thích hợp, không chỉ bổ sung năng lượng cho cơ thể, mía còn giúp “thổi bay” các triệu chứng ốm nghén khó chịu. Dùng khoảng 150ml nước mía pha thêm 5ml nước cốt gừng, uống hỗn hợp này 2-3 lần/ngày liên tục trong 2-3 ngày. Hoặc mẹ có thể uống nước mía nguyên chất 1 ly/ngày đều rất tốt.
3 tháng giữa: Đây là giai đoạn dễ chịu nhất đối với mẹ bầu, mẹ cần bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác nhau. Vì nước mía có khá nhiều năng lượng nên làm mẹ nhanh no và không muốn ăn gì do đó, mẹ chỉ nên uống ít khoảng từ 2-3 lần/tuần.
3 tháng cuối: Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao cho thai nhi cũng như giúp cơ thể đỡ mệt mỏi hơn mẹ có thể uống thêm nhiều nước mía. Mỗi lần dùng khoảng 200ml, 2 ngày/lần, trong tháng cuối có thể đều đặn uống mỗi ngày 1 ly.
8 lợi ích “vàng” khi bà bầu dùng nước mía hợp lý
- Protein rất quan trọng đối với cơ thể của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó để đáp ứng đủ lượng protein cần thiết nên uống nước mía, bởi mía có hàm lượng protein khá cao.
- Nước mía là nguồn rất giàu chất flavonoid và các hợp chất phenolic, chất chống ôxy hóa. Giúp cho cơ thể chống lại các bệnh viêm nhiễm, dị ứng đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.
- Uống nước mía trong thời gian mang thai giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Thành phần kali có trong mía giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ.
- Nước mía giúp cân bằng nồng độ Bilirubin, đảm bảo hoạt động chức năng gan và giữ cho gan luôn khỏe mạnh.
- Các a-xít glycolic có trong mía sẽ giúp mẹ bầu cải thiện được những vấn đề về da như mụn, nám, tàn nhang…
- Mặc dù mía chứa nhiều đường nhưng lại tương đối tốt với người bị tiểu đường. Bởi hàm lượng đường tự nhiên với chỉ số đường huyết thấp giúp ngăn chặn sự gia tăng lượng đường trong máu ở thai phụ khi sử dụng lượng vừa phải.
- Polyphenol trong mía hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa các chất, giúp giữ trọng lượng trong tầm kiểm soát.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và thai nhi. Để tránh những câu hỏi như uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không mẹ chỉ nên dùng ở một lượng vừa phải, cái gì nhiều quá cũng không tốt đâu mẹ nhé!