Những năm tháng đầu đời của trẻ, vấn đề cân nặng chiều cao được các mẹ quan tâm sát sao nhất. Ngoài việc kiểm tra sự phát triển thông qua so sánh thông thường với bạn bè cùng trang lứa thì dựa trên bảng số liệu chung của bộ y tế là cách chính xác nhất xác định bé có bị nhẹ cân hay suy dinh dưỡng không.

Sự phát triển về cân nặng ở trẻ

Sự phát triển về cân nặng ở trẻ

Cân nặng của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ luôn là mối quan tâm của các mẹ. Nhiều trẻ tăng cân đột biến nhưng cũng có trẻ bú nhiều, đủ cữ nhưng mãi không lớn. Với những trường hợp đặc biệt này bạn cần có sự tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để điều chỉnh sự chăm sóc và đảm bảo dinh dưỡng khoa học cho trẻ.

Đối với những trẻ phát triển bình thường bạn có thể căn cứ vào một số chỉ số và cột mốc theo tiêu chuẩn của WHO. Sau 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ, bình quân tháng đầu tiên sau khi chào đời trẻ tăng 600gr. Tháng thứ 2 và thứ 3 có thể tăng 800gr – 1.500gr. Bé 4 tháng tuổi trở đi có xu hướng tăng chậm lại, khoảng 50gr so với tháng trước đó.

Một số cột mốc cân nặng dễ nhớ cho mẹ:

10-14 ngày tuổi: Phục hồi cân nặng lúc sinh.

5- 6 tháng tuổi: Gấp đôi cân nặng lúc sinh.

1 tuổi: Gấp ba cân nặng lúc sinh.

Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh?

Với những trẻ sơ sinh có cân nặng không đạt chuẩn, nhẹ cân hay suy dinh dưỡng, tùy từng giai đoạn khác nhau mà mẹ có chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ sớm trở lại cột mốc phát triển bình thường.

Với trẻ đang còn bú

Với trẻ đang còn bú

Trẻ sinh non dưới 1,5kg, chưa có phản xạ bú hoặc chưa được bú mẹ kịp thời vì lý do nào đó cần được kết hợp truyền dung dịch Glucoza 10% theo đường tĩnh mạch tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Trẻ đang bú mẹ nhưng bú yếu và bị nhẹ cân mẹ chia thành nhiều cữ bú trong ngày, khoảng 15 lần/ngày. Trẻ không chịu bú vì đầu ti mẹ lớn, mẹ có thể vắt sữa ra ly, sau đó dùng muỗng bón cho trẻ. Nếu mẹ không có sữa, bạn có thể mua loại sữa dành riêng cho trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.

Cho trẻ bú đúng cách cũng là một phương pháp hiệu quả để giúp trẻ hấp thụ hết dinh dưỡng. Mỗi lần bú, mẹ cho bé bú một chút bên bầu vú này rồi một chút bên bầu vú kia. Trẻ cần được bú đủ cả sữa đầu và sữa cuối ở mỗi bầu vú vì sữa đầu nhiều nước, sữa cuối nhiều chất béo giúp trẻ tăng cân.

Lượng sữa đủ cho trẻ hàng ngày: Ngày thứ nhất sau sinh: 50 ml/kg trọng lượng trẻ, chia ra 10-12 bữa/ngày. Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 mỗi ngày tăng thêm 20 ml/kg trọng lượng của trẻ, cũng chia ra 10-12 bữa/ngày. Từ ngày thứ bảy trở đi cần khoảng 170 ml/kg trọng lượng, chia ra 10-12 bữa/ngày.

Trẻ ăn dặm

Trẻ ăn dặm

Với những trẻ đã ăn dặm mà vẫn tăng cân chậm, mẹ có thể bổ sung một số thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng như sau:

Ngũ cốc: Các loại hạt ngũ cốc rất giàu vitamin E, protein và chất béo. Với trẻ đã trên 8 tháng, mẹ có thể trộn thêm một số hạt ngũ cốc đã được nghiền nhuyễn vào cháo. Mẹ có thể đa dạng từng loại hạt cho mỗi bữa ăn để trẻ không thấy ngán.

Khoai lang: Loại củ lành tính này được chứng minh là giàu đường và beta carotene. Một số món ăn mẹ có thể làm cho bé ăn dặm như khoai lang nghiền, khoai trộn sữa, pho mát hoặc làm thành bánh nướng cùng quả táo ngọt và thịt gà.

Trứng: Là một trong những thực phẩm được nhiều trẻ yêu thích, trứng chứa nhiều protein.Trẻ sơ sinh trên 8 tháng có thể bắt đầu ăn lòng đỏ trứng và trên 1 tuổi có thể ăn nguyên quả.

Khoai tây: Theo nhiều nghiên cứu, khoai tây có thể giúp trẻ tăng cân vì loại củ này là nguồn carbohydrates và giàu năng lượng. Khoai tây cũng dễ chế biến thành nhiều món ăn như cháo, súp hay canh khoai tây hầm thịt hoặc khoai tây nghiền trộn phô mai…

Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh mà vẫn hệ tiêu hóa khỏe mạnh? Đó là câu hỏi không quá khó để tìm câu trả lời và vẫn phụ thuộc phần lớn vào sự hiểu biết của các mẹ. Hy vọng với những thông tin MamanBébé chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh một cách đúng nhất.