Thời tiết nắng nóng là nguyên nhân khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Chuyên gia tư vấn cha mẹ những bí kíp có thể giữ trẻ an toàn trong thời tiết nóng. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Những vấn đề sức khỏe trẻ có thể gặp phải khi trời nóng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị ốm khi thời tiết quá nóng. Sức khỏe của trẻ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi:

  1. Mất nước 
  2. Kiệt sức vì nóng và say nắng 
  3. Cháy nắng

Làm gì để giữ trẻ an toàn trong thời tiết nóng?

Giữ trẻ an toàn dưới ánh nắng

Bôi kem chống nắng là biện pháp hữu hiệu giữ trẻ an toàn trong thời tiết nóng

Giữ mát và bảo vệ bé khỏi ánh nắng mặt trời là nhiệm vụ tiên quyết mà cha mẹ nên làm để giữ trẻ an toàn. Những lời khuyên của chuyên gia bao gồm:

  1. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên tránh ánh nắng trực tiếp. Da của trẻ chứa quá ít melanin, là sắc tố tạo nên màu sắc của da, tóc và mắt, đồng thời cung cấp một số biện pháp bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.
  2. Những em bé lớn hơn cũng nên được tránh nắng càng nhiều càng tốt, đặc biệt là vào mùa hè và trong khoảng từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, khi mặt trời mạnh nhất. Nếu đi ra ngoài khi trời nóng, hãy gắn ô che nắng cho xe đẩy của bé để tránh ánh nắng trực tiếp.
  3. Thoa kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30 lên da của trẻ. Hãy chắc chắn rằng sản phẩm cũng chống lại cả tia UVA và UVB. Nhiều thương hiệu sản xuất kem chống nắng dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì những sản phẩm này ít chứa các chất phụ gia có thể gây kích ứng da. Thường xuyên thoa kem chống nắng, đặc biệt nếu trẻ đang ở ngoài biển hoặc bể bơi. 
  4. Hãy chắc chắn rằng trẻ có đội mũ che nắng có vành rộng hoặc có vạt dài ở phía sau để bảo vệ đầu và cổ của chúng khỏi ánh nắng mặt trời.

Tránh mất nước

Uống nhiều nước giúp trẻ tránh mất nước

Giống như người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần uống nhiều nước để tránh bị mất nước.

+ Từ 0 đến 6 tháng

  1. Trẻ bú mẹ hoàn toàn không cần nước cho đến khi bắt đầu ăn thức ăn đặc. Khi thời tiết nóng, chúng có thể muốn bú mẹ nhiều hơn bình thường.
  2. Nếu đang bú bình hoặc bú sữa mẹ bình thường, mẹ có thể cho trẻ uống một ít nước đun sôi để nguội. Nếu trẻ thức giấc vào ban đêm, chúng có thể sẽ muốn bú sữa. Nếu chúng vẫn bú sữa bình thường, hãy thử dùng nước đun sôi để nguội thay thế sữa cho bé.
  3. Hãy nhớ rằng cha mẹ có thể hỏi bác sĩ để được tư vấn về bất kỳ vấn đề chăm sóc em bé nào, lời khuyên đó có thể được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của bé.

+ Từ khoảng 6 tháng: Khi trẻ đã bắt đầu làm quen với thức ăn rắn, cha mẹ nên cho bé uống từng ngụm nước từ cốc trong bữa ăn. Hãy nhớ rằng sữa mẹ hoặc sữa công thức nên là thức uống chính của trẻ trong năm đầu tiên. Khi thời tiết nóng bức, cha mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước ngoài giờ ăn.

+ Từ 12 tháng

Nước, sữa mẹ hoặc sữa bò nguyên chất vẫn là thức uống chính của bé. Khi thời tiết nóng, cha mẹ có thể cho chúng uống nước hoa quả pha rất loãng để giữ nước cơ thể. Bánh ngọt làm từ nước hoa quả pha loãng chỉ nên cho trẻ uống trong bữa ăn vì có thể gây sâu răng.

Đối với trẻ lớn hơn, hãy cho chúng ăn nhiều trái cây và salad để giúp giữ lượng chất lỏng trong cơ thể của trẻ tăng lên. Cha mẹ không nên cho trẻ em uống nước trái cây hoặc sinh tố chưa pha loãng cho đến khi trẻ được 5 tuổi.

Giữ mát cơ thể

Cha mẹ chú ý cho trẻ đi bơi vào thời điểm thích hợp

Hãy làm theo những lời khuyên dưới đây để giúp trẻ luôn mát mẻ và an toàn trong thời tiết nắng nóng:

  1. Chơi trong chỗ có mái che là một cách tốt để giữ mát cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.   
  2. Tắm nước mát cho trẻ trước khi đi ngủ.
  3. Giữ phòng ngủ của trẻ mát mẻ vào ban ngày bằng cách đóng rèm hoặc cửa. Cha mẹ cũng có thể sử dụng quạt để lưu thông không khí trong phòng.  
  4. Giữ quần áo ngủ và khăn trải giường ở mức tối thiểu. Nếu em bé đạp hoặc đẩy chăn ra trong đêm, hãy cân nhắc cho trẻ đi ngủ chỉ với một tấm lót để chăn không che mặt hoặc khiến trẻ vướng víu vào ban đêm.  
  5. Nhiệt kế phòng sẽ giúp cha mẹ theo dõi nhiệt độ trong phòng của bé. Em bé sẽ ngủ thoải mái nhất khi phòng của chúng từ 16◦C đến 20◦C.

Chúc cha mẹ áp dụng thành công các biện pháp giữ trẻ an toàn trong thời tiết nóng.

Theo NHS.