Nhiễm trùng huyết có thể đe dọa tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Cha mẹ trang bị ngay những dấu hiệu, cách xử trí khi trẻ mắc bệnh ngay với chuyên gia.

Nhiễm trùng huyết là gì?

Nhiễm trùng huyết là một phản ứng đe dọa tính mạng khi trẻ bị nhiễm trùng. Hiện tượng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức với nhiễm trùng và bắt đầu làm hỏng các mô và cơ quan của chính cơ thể.

Nhiễm trùng huyết không lây lan từ người mắc bệnh sang người bình thường và đôi khi được gọi là nhiễm độc máu. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, đặc biệt nếu chúng sinh sớm (thiếu tháng) hoặc mẹ chúng bị nhiễm trùng khi mang thai là đối tượng dễ mắc bệnh, bên cạnh người già, người bị bệnh tiểu đường và người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Triệu chứng của nhiễm trùng huyết

Sốt cao hoặc hạ thân nhiệt bất thường là dấu hiệu trẻ mắc nhiễm trùng huyết

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây cũng có thể đã bị nhiễm trùng huyết:

  1. Sốt cao hoặc hạ thân nhiệt
  2. Nôn mửa
  3. Ít đi tiểu
  4. Da, môi hoặc lưỡi của trẻ xanh, nhợt nhạt hoặc lấm tấm
  5. Phát ban không mờ khi lăn kính lên, giống như viêm màng não
  6. Khó thở (có thể nhận thấy tiếng rên rỉ của trẻ), khó thở hoặc thở rất nhanh
  7. Trẻ có tiếng kêu yếu ớt, the thé không giống tiếng kêu bình thường của chúng
  8. Không phản ứng như bình thường hoặc không quan tâm đến việc cho ăn hay các hoạt động khác
  9. Trẻ buồn ngủ hơn bình thường hoặc khó đánh thức
  10. Trẻ hành động bối rối, nói lắp bắp hoặc không có ý nghĩa

Khi bị nhiễm trùng huyết, trẻ có thể bị một hoặc nhiều các triệu chứng trên. Bệnh có thể khó phát hiện do các triệu chứng giống các triệu chứng của bệnh khác, bao gồm cả bệnh cúm hoặc nhiễm trùng ngực.

Điều trị nhiễm trùng huyết

Trẻ mắc nhiễm trùng huyết cần điều trị trong bệnh viện

Nhiễm trùng huyết cần được điều trị ngay tại bệnh viện vì diễn biến của bệnh rất nhanh. Bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh trong vòng 1 giờ sau khi trẻ đến bệnh viện. Nếu nhiễm trùng huyết không được điều trị sớm, có thể chuyển thành sốc nhiễm trùng và phá hủy các cơ quan của cơ thể. Điều này đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Vì vậy, điều quan trọng là sớm nhận biết các dấu hiệu và đưa trẻ nhập viện ngay lập tức. Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm và đưa ra phương pháp điều trị tùy thuộc vào các triệu chứng của trẻ, bao gồm:

  1. Điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt
  2. Đặt máy thở trong trường hợp trẻ khó thở
  3. Phẫu thuật để loại bỏ các khu vực nhiễm trùng

Trẻ có thể phải nằm viện trong vài tuần để điều trị bệnh. Và sau khi khỏi bệnh, trẻ sẽ cần một khoảng thời gian để hồi phục hoàn toàn.

Cách giúp ngăn ngừa nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết có thể đe dọa tính mạng trẻ nên cha mẹ cần xử trí thật nhanh

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa nhiễm trùng huyết một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, cha mẹ nên áp dụng những biện pháp được chuyên gia hướng dẫn dưới đây để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cho trẻ:

  1. Luôn cập nhật các loại vắc xin, đặc biệt cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ
  2. Làm sạch và chăm sóc mọi vết thương đặc biệt là vết thưởng hở một cách cẩn thận cho trẻ
  3. Luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi dùng kháng sinh cho trẻ
  4. Uống tất cả các loại thuốc được bác sĩ kê đơn cho trẻ, ngay cả khi trẻ đã cảm thấy tốt hơn
  5. Rửa tay thường xuyên và dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm khuẩn

Chúc cha mẹ đối phó với nhiễm trùng huyết ở trẻ nhỏ thành công.

Theo NHS.