Trong cuộc sống này, không người mẹ nào là không mong con mình luôn phát triển nhanh và tăng cân đều. Thế nhưng, nếu trọng lượng của thai nhi tăng quá nhanh, thì đó lại là dấu hiệu không hề tốt chút nào bởi nguy cơ mẹ bị khó đẻ là rất cao.

Bài viết này sẽ đưa ra một vài lời khuyên hưu ích để mẹ có thể khắc phục được điều này:

1. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mẹ

Kiểm soát cân nặng của bé từ chế độ ăn của mẹ

Việc bé yêu trong bụng bạn phát triển quá nhanh sẽ khiến mẹ có nguy cơ bị sinh non, sinh khó hoặc thậm chí là bị sảy thia. Do vậy, nếu mẹ phát hiện ra trọng lượng của bé có dấu hiệu ra tăng một cách không bình thường ở mỗi lần đi khám thai cần điều chỉnh ngay lại chế độ ăn uống của mẹ. Theo đó, mẹ cần giảm hàm lượng cao lo có trong khẩu phần ăn của mình bằng cách ăn nhiều rau, củ, quả nhiều hơn thay thế. Có như vậy, thai nhi vừa hấp thu đủ chất dinh dưỡng từ mẹ mà kích thước của thai cũng sẽ không bị phát triển quá nhanh.

2. Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ

Chia nhỏ bữa ăn giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn
 

Bằng cách chia nhỏ khẩu phần ăn của mẹ thành nhiều bữa, hệ tiêu hóa của mẹ sẽ được hoạt động giúp cơ thể mẹ không chỉ hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng mà đồng thời hạn chế được việc hấp thụ các chất dư thừa. Khi đó, trọng lượng của thai nhi cũng sẽ không tăng bất thường.

3. Tập thể dục đều đặn và thường xuyên

Chăm tật thể dục sẽ giúp trọng lượng cơ thể mẹ không bị tăng quá cao

Việc chăm chỉ tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày không chỉ giúp cho tinh thần mẹ cảm thấy thoải mái, thư giãn mà nó còn giúp trọng lượng cơ thể của cả mẹ và bé không bị tăng lên một cách quá đà. Tập thể dục có lợi ích như vậy bởi vì nó thúc đẩy quá trình đốt cháy năng lượng và trao đổi chất trong cơ thể, khiến lượng calo và mỡ thừa được chuyển hóa thành năng lượng. Nhờ vậy, trọng lượng của cả mẹ và bé đều có thể phát triển đều.

4. Theo dõi cân nặng

Theo dõi cân nặng của bản thân đều đặn sẽ giúp mẹ ước lượng được cân nặng của con

Mẹ biết đấy, mọi thay đổi của mẹ đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong đó bao gồm cả cân nặng. Chính sự gia tăng cân nặng của mẹ khiến bé trong bụng cũng vì thế hấp thụ thừa các chất dinh dưỡng dẫn đến cân nặng của bé tăng nhanh. Do vậy, để hạn chế tình trạng này sảy ra, mẹ cần phải thường xuyên theo dõi quá cân nặng của bé trong bụng để có những hướng điều chỉnh về chế độ ăn uống, sinh hoạt và hoạt động tập luyện.

* Mẹ có thể tham khảo cân nặng chuẩn của bé qua từng mốc giai đoạn sau:

     + Thai kỳ từ tháng thứ 1- 3: thường chỉ nặng khoảng 15g

     + Thai kỳ từ tháng 4 – 7:  trọng lượng bé chỉ khoảng 800-1400g

     + Từ tháng thứ 8 trở đi: Trọng lượng bé chỉ nên tăng từ 2800-3500g