Viêm phổi là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ rất dễ gặp phải. Viêm phổi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Cha mẹ hãy áp dụng những mẹo sau để đẩy lùi nguy cơ mắc viêm phổi cho trẻ.

Nguyên nhân gây viêm phổi

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị viêm phổi do vi khuẩn
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị viêm phổi do vi khuẩn

Viêm phổi thường là kết quả của nhiễm trùng do vi khuẩn. Bên cạnh đó, có thể kể đến các nguyên nhân khác như:

  1. Do vi rút gây ra, chẳng hạn như Coronavirus
  2. Do hít thở phải dị vật, chẳng hạn như hạt đậu phộng, hoặc chất có hại, chẳng hạn như khói hoặc hóa chất
  3. Do nấm và có nhiều khả năng ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch suy yếu
  4. Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện khi đang được điều trị cho một tình trạng khác hoặc phẫu thuật
  5. Viêm phổi do sử dụng máy thở

Các triệu chứng của bệnh viêm phổi

Các triệu chứng của viêm phổi có thể phát triển đột ngột trong 24 đến 48 giờ, hoặc chúng có thể đến chậm hơn trong vài ngày sau khi nhiễm bệnh. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  1. Ho khan hoặc ho có đờm
  2. Khó thở, hơi thở nhanh và nông, ngay cả khi nghỉ ngơi
  3. Tim đập loạn nhịp
  4. Sốt cao
  5. Cảm thấy không khỏe
  6. Đổ mồ hôi và rùng mình
  7. Ăn không ngon
  8. Đau ngực – nặng hơn khi thở hoặc ho
Trẻ bị viêm phổi có dấu hiệu bị sốt cao
Trẻ bị viêm phổi có dấu hiệu bị sốt cao

Các triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm

  1. Ho ra máu
  2. Đau đầu
  3. Mệt mỏi
  4. Thở khò khè
  5. Đau khớp và cơ
  6. Cảm thấy chóng mặt, đặc biệt là ở người cao tuổi

Ai dễ mắc viêm phổi?

Viêm phổi có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng chứng bệnh này phổ biến hơn và có thể nghiêm trọng hơn ở một số nhóm người. Đó là:

  1. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  2. Người cao tuổi
  3. Người hút thuốc
  4. Người có tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như  hen suyễn, xơ nang hoặc bệnh tim, thận hoặc gan
  5. Người có hệ thống miễn dịch suy yếu, do hậu quả của một căn bệnh gần đây, chẳng hạn như cảm cúm, nhiễm HIV hoặc AIDS, hóa trị hoặc dùng thuốc sau khi cấy ghép nội tạng

Điều trị viêm phổi

Viêm phổi nhẹ thường có thể được điều trị tại nhà bằng cách:

  1. Nghỉ ngơi nhiều
  2. Dùng thuốc kháng sinh nếu viêm phổi có khả năng do nhiễm vi khuẩn
  3. Uống nhiều nước

Đối với các nhóm có nguy cơ, viêm phổi có thể nặng và phải điều trị tại bệnh viện. Điều này là do bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, trong một số trường hợp có thể gây tử vong, tùy thuộc vào sức khỏe và độ tuổi của người mắc bệnh.

Xác định trẻ có bị viêm phổi không bằng cách nghe phổi, chụp phổi...
Xác định trẻ có bị viêm phổi không bằng cách nghe phổi, chụp phổi...

Các biến chứng của viêm phổi

Các biến chứng của viêm phổi thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể kể đến như:

  1. Viêm màng phổi, có thể dẫn đến suy hô hấp
  2. Áp xe phổi – một biến chứng hiếm gặp, chủ yếu gặp ở những người có bệnh nặng từ trước
  3. Nhiễm độc máu (nhiễm trùng huyết) – cũng là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng

Trẻ nhỏ nên được nhập viện để theo dõi và điều trị viêm phổi sát sao, phòng ngừa các tình huống nguy hiểm cũng như biến chứng bất ngờ.

Đẩy lùi nguy cơ viêm phổi cho trẻ nhỏ

Phòng ngừa bệnh là điều kiện tiên quyết giúp trẻ tránh xa viêm phổi. Mặc dù hầu hết các trường hợp viêm phổi là do nhiễm vi khuẩn và không lây từ người này sang người khác, nhưng việc đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh tốt sẽ giúp ngăn ngừa vi trùng lây lan.

Cha mẹ nên:

  1. Che miệng và mũi của bản thân bằng khăn tay hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi gần trẻ
  2. Vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng ngay lập tức – vi trùng có thể sống trong vài giờ sau khi chúng rời khỏi mũi hoặc miệng
  3. Rửa tay cho trẻ thường xuyên để tránh vi trùng từ người hoặc vật khác truyền vi rút cho trẻ
  4. Duy trì lối sống lành mạnh cho trẻ với nhiều hoạt động thể chất cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm phổi.
  5. Nếu trẻ có nguy cơ cao bị viêm phổi, cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắc-xin ngừa phế cầu và vắc-xin cúm.

Viêm phổi chắc chắn không còn là nỗi lo sợ của cha mẹ và trẻ nhỏ với sự đồng hành của chuyên gia.

Theo NHS.