Giai đoạn ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm mà cơ thể mẹ có nhiều biến đổi và dễ xuất hiện các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ. Trong đó phải kể đến vấn đề đau lưng khi mang bầu 3 tháng. Đây là tình trạng phổ biến gặp ở phần lớn thai phụ và gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của các mẹ. Vậy nguyên nhân gây ra đau lưng khi mẹ mang bầu 3 tháng là gì và làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Hãy cùng MamanBébé tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Đau lưng khi mang bầu 3 tháng - Nguyên nhân và giải pháp

Nguyên nhân bà bầu đau lưng khi mang bầu 3 tháng

Nguyên nhân gây ra đau lưng ở thai phụ khi mang thai tháng thứ ba rất đa dạng và tùy thuộc vào từng cơ thể mẹ sẽ có nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết này, MamanBébé sẽ liệt kê một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau lưng trong 3 tháng đầu thai kỳ:

1. Thay đổi nội tiết tố

Nguyên nhân chính gây đau lưng ở thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ là vì sự thay đổi nội tiết tố đột ngột. Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra một loại hormone có tên gọi là relaxin. Hormone Relaxin có tác dụng giãn nở khung chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh. Quá trình này khiến cho các dây chằng, cơ ở vùng xương chậu giãn ra, các khớp trở nên lỏng lẻo hơn dẫn đến tình trạng đau lưng kèm theo đau vùng chậu hông ở thai phụ. 

2. Tăng cân

Trong ba tháng đầu thai kỳ, bào thai trong tử cung sẽ ngày càng phát triển lớn dần lên kèm theo đó là sự tăng cân của thai phụ. Việc cân nặng tăng lên sẽ khiến cho cột sống và khung xương chậu phải chịu một sức nặng lớn dẫn đến tình trạng đau lưng ở mẹ bầu.

3. Thay đổi tư thế

Trong quá trình mang thai, theo sự phát triển của thai nhi bụng của sản phụ cũng sẽ ngày càng to ra theo thời gian. Điều này làm thay đổi trọng tâm của cơ thể nên mẹ bầu phải ngả về phía sau để giữ thăng bằng gây tổn thương cột sống. Và lâu dần tình trạng này gây ra sự thay đổi tư thế và dáng đi của mẹ dẫn đến phần lưng bị cong, gây đau nhức. 

Bên cạnh đó, vì cơ thể nặng nề nên các mẹ bầu thường có thói quen ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà và chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng tâm cơ thể khiến lưng và cột sống chịu áp lực lớn. Ngoài ra, nhiều mẹ bầu thường chống tay vào lưng khi di chuyển cũng như đứng lên, ngồi xuống khiến vùng lưng bị tổn thương.

4. Bệnh lý về cột sống

Một nguyên nhân gây đau lưng trong thai kỳ hay gặp nữa là do các mẹ gặp các bệnh lý về cột sống trước mang thai. Trong đó bệnh lý phổ biến nhất là vấn đề đau thần kinh tọa. Thai phụ gặp vấn đề về đau thần kinh tọa thường có biểu hiện đau lưng lan xuống mông, đùi và bắp chân kèm theo cảm giác tê bì chân tay. Cơn đau thường xuyên xảy ra ở một bên chân và khi đi lại cơn đau sẽ tăng lên. 

Những sản phụ có các bệnh lý về cột sống từ trước khi mang thai, đặc biệt là đau thần kinh tọa sẽ có tỷ lệ đau lưng khi mang thai cao hơn bình thường và mức độ cơn đau cũng cao hơn.

5. Động thai

Đau lưng do động thai thường hiếm gặp hơn các trường hợp khác nhưng nó đặc biệt nguy hiểm với thai phụ. Biểu hiện của trường hợp này là đau lưng kèm theo ra máu âm đạo nâu hay đỏ tươi, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng và đau mỏi vùng thắt lưng. 

Nếu thai phụ bị đau lưng kèm theo những triệu chứng trên thì cần lập tức đến ngay các cơ sở y tế  để nhận được tư vấn của chuyên gia và có phương pháp điều trị tốt nhất.

Đau lưng khi mang bầu 3 tháng - Nguyên nhân và giải pháp

Đau lưng khi mang thai có ảnh hưởng xấu đến thai nhi không?

Như đã nói ở trên, đau lưng khi mang bầu 3 tháng là tình trạng phổ biến của thai phụ trong thai kỳ. Các cơn đau lưng có ảnh hưởng rất nhiều tới những hoạt động sinh hoạt thường ngày của mẹ. Điển hình như mẹ bầu có thể bị mất ngủ, căng thẳng và lo lắng vì tình trạng đau lưng kéo dài. 

Tuy mang lại sự khó chịu cho thai phụ nhưng đa số các trường hợp đau lưng thường sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Trừ trường hợp đau lưng do động thai, nếu gặp phải trường hợp này mẹ cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế khám chữa để được điều trị tốt nhất. 

Giải pháp giảm đau lưng hiệu quả khi mang thai tháng thứ ba

Tuy vấn đề đau lưng khi mang bầu ba tháng không gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé nhưng nó cũng khiến cho mẹ bầu vất vả, khó khăn hơn nhiều trong quá trình mang thai. Để cải thiện tình trạng này, các mẹ có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây:

1. Chườm ấm

Chườm ấm là một biện pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng rất hiệu quả trong việc giảm đau lưng cho thai phụ. Nhiệt độ cao sẽ giúp giãn các mao mạch và tăng tuần hoàn máu giúp giảm đau nhanh chóng. 

Các mẹ nên sử dụng túi chườm ấm với nhiệt độ 37-38 độ ở thắt lưng trong từ 10-15 phút để đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ có thể kết hợp xoa bóp trong quá trình chườm ấm để giúp tăng lưu thông máu và làm mềm cơ giúp giảm đau hiệu quả.

2. Thay đổi tư thế

Để giảm đau lưng trong thai kỳ, các mẹ bầu cần cải thiện tư thế và dáng đi sao cho giảm áp lực tác động đến vùng lưng. Đây là vấn đề thuộc thói quen nên các mẹ cần cải thiện dần dần từ những thói quen hàng ngày. 

Khi đứng mẹ bầu cần giữ lưng thẳng để tránh mỏi lưng, khi ngồi thì nên chọn ghế có phần tựa để giảm áp lực lên lưng. Hạn chế cúi người xuống hoặc đứng thẳng lưng khi nhặt đồ mà nên ngồi hẳn xuống để tránh làm tình trạng đau lưng thêm nặng.

Đặc biệt, khi ngủ mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái hoặc lựa chọn tư thế sao cho thoải mái nhất để cải thiện tình trạng đau lưng. Thai phụ cũng nên hạn chế không nên ngủ bằng tư thế nằm ngửa vì sẽ khiến lưng chịu hết áp lực từ cơ thể. 

3. Tập thể dục nhẹ nhàng

Các mẹ trong thai kỳ nhất là những tháng đầu nên thường xuyên tập luyện các các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, Pilates, bơi lội…. Tăng cường tập thể dụng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức mạnh của cơ, xương khớp chắc khỏe. Bên cạnh đó, những bài tập thể dụng nhẹ nhàng này còn có tác dụng hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn. 

4. Không đi giày cao gót

Đi giày cao gót sẽ khiến cơ thể hướng về phía trước nhiều hơn và lưng sẽ phải chịu nhiều áp lực từ cơ thể dẫn đến cơn đau tăng lên. Vì vậy, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên hạn chế đi giày cao gót để tránh giảm tình trạng đau lưng. 

Thay vì đi giày cao gót các mẹ nên đi các đôi giày bệt, thấp, vừa chân giúp đi lại thoải mái hơn. Hơn nữa, đi giày cao gót còn có thể gây nguy hiểm cho mẹ nếu chẳng may vấp ngã nên không đi giày cao gót sẽ là lựa chọn tốt đối với mẹ bầu.

5. Bổ sung canxi và magie

Trong ba tháng đầu thai kỳ, canxi có tác dụng giúp bảo vệ mẹ chống loãng xương, xốp xương, xương yếu dễ gãy. Trong khi đó, Magie có vai trò quan trọng trong việc tạo xương, chuyển hóa những protein và axit béo.

Vì vậy, bổ sung magie và canxi đầy đủ sẽ giúp các thai phụ thoát khỏi trạng thái suy nhược, mệt mỏi hay giảm đau lưng khi bầu. Các mẹ có thể bổ sung canxi và magie trực tiếp từ thực phẩm như rau xanh, các loại đậu, sữa… hoặc từ các loại thuốc, thực phẩm chức năng dành cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ để cơ thể phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.

Đau lưng khi mang bầu 3 tháng - Nguyên nhân và giải pháp

Dấu hiệu mẹ nên đi khám bác sĩ khi đau lưng trong thai kỳ

Đau lưng trong 3 tháng đầu mang thai là tình trạng thường gặp và phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu không được vì vậy mà chủ quan với vấn đề này. Đau lưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một nguy cơ nào đó mà cơ thể gửi tín hiệu đến chúng ta. Vì vậy, nếu có các dấu hiệu sau thì mẹ nên đi khám bác sĩ ngay để nhận được tư vấn tốt nhất:

- Nếu mẹ gặp tình trạng đau lưng kèm các triệu chứng khác như ra máu âm đạo, đau tức bụng dưới hay đau mỏi vùng thắt lưng cần đi khám ngay vì có thể đó là dấu hiệu của dọa sảy thai. Đặc biệt trong 3 tháng đầu nguy cơ sảy thai rất cao. 

- Cảm giác đau buốt hay nóng rát khi đi tiểu, đây có thể là do sỏi hay viêm đường tiết niệu.

Nếu gặp các tình huống trên thì rất có thể thai phụ đã gặp phải các vấn đề về sức khỏe chứ không phải tình trạng đau lưng thường gặp khi mang thai. Do đó, các mẹ cần đi khám để nhận được sự chẩn đoán và chữa trị tốt nhất từ các chuyên gia, y bác sĩ. 

Hy vọng thông qua bài viết này của MamanBébé có thể phần nào giúp các mẹ hiểu thêm về nguyên nhân gây ra đau lưng khi mang bầu ba tháng và các phương pháp để giảm thiểu tình trạng này. Hãy theo dõi MamanBébé để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe mẹ và bé nhé!