Trẻ có thể mắc bệnh đục thủy tinh thể ngày từ những ngày còn nhỏ, thậm chí sinh ra đã mắc bệnh. Cha mẹ cần trang bị những kiến thức và kỹ năng gì khi trẻ mắc bệnh? Lắng nghe ý kiến của chuyên gia ngay nhé.

Nguyên nhân gây ra bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ em?

Thủy tinh thể là cấu trúc trong suốt nằm ngay sau con ngươi (vòng tròn màu đen ở trung tâm của mắt). Đây là bộ phận cho phép ánh sáng truyền qua lớp mô nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau của mắt (võng mạc).

Đục thủy tinh thể xảy ra khi những thay đổi trong thủy tinh thể của mắt khiến thủy tinh thể trở nên kém trong suốt (rõ ràng). Điều này dẫn đến tầm nhìn hoặc hình ảnh mà trẻ nhìn thấy như có mây hoặc mù sương (không hiển thị rõ hoặc không nhìn thấy).

có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh đục thủy tinh thể

Có một số lý do khiến trẻ sinh ra có thể bị đục thủy tinh thể hoặc phát triển bệnh từ khi chúng còn nhỏ. Nhưng trong nhiều trường hợp, không thể xác định chính xác nguyên nhân của bệnh.

Các nguyên nhân có thể bao gồm:

  1. Lỗi di truyền từ cha mẹ của trẻ khiến thủy tinh thể phát triển bất thường
  2. Trẻ mắc bệnh di truyền, bao gồm cả hội chứng Down
  3. Trẻ mắc một số bệnh nhiễm trùng do mẹ mắc phải khi mang thai, trong đó có cả bệnh rubella và bệnh thủy đậu
  4. Trẻ bị chấn thương mắt sau khi sinh

Đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là rất hiếm với tỷ lệ thông thường từ 3-4/10.000 trẻ em. Bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ em chủ yếu có hai dạng là:

  1. Đục thủy tinh thể bẩm sinh – xuất hiện ngay khi trẻ vừa sinh ra hoặc ngay sau đó
  2. Đục thủy tinh thể phát triển – xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ.

Các triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ

Hình ảnh trẻ bị đục thủy tinh thể

Ở trẻ nhỏ, bệnh đục thủy tinh thể có thể ảnh hưởng đến 1 hoặc cả hai mắt. Các mảng mờ trong thủy tinh thể đôi khi có thể lớn hơn và phát triển nhiều so với ban đầu, dẫn đến thị lực của trẻ ngày càng bị ảnh hưởng. Ngoài thị lực kém, đục thủy tinh thể cũng có thể gây ra mắt lác (mắt hướng về các hướng khác nhau) cho trẻ. 

Khi trẻ còn rất nhỏ, có thể khó phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể. Vì vậy, các chuyên gia khuyên cha mẹ nên kiểm tra mắt của bé đầy đủ trong vòng 72 giờ sau khi sinh và một lần nữa khi chúng được 6 đến 8 tuần tuổi.

Đôi khi bệnh đục thủy tinh thể có thể phát triển ở trẻ sau các xét nghiệm sàng lọc này. Điều đặc biệt quan trọng là phải nhanh chóng phát hiện bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ em vì điều trị sớm có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về thị lực khi trẻ lớn lên. Cha mẹ nên đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ lo lắng nào về thị lực của trẻ.

Cùng con vượt qua bệnh đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ em thường không quá nặng và ít hoặc không ảnh hưởng đến thị lực của trẻ nếu được điều trị sớm. Nhưng một khi bệnh ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, bệnh có thể làm chậm hoặc khiến sự phát triển thị giác bình thường của trẻ bị chậm lại.

Chữa trị đục thủy tinh thể càng sớm, trẻ càng có cơ hội phục hồi tốt

Trong những trường hợp này, phẫu thuật loại bỏ thủy tinh thể bị ảnh hưởng thường sẽ được bác sĩ khuyến nghị càng sớm càng tốt. Thủy tinh thể bị ảnh hưởng đôi khi có thể được thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo, mặc dù trẻ thường đeo kính áp tròng hoặc kính sau khi phẫu thuật để bù đắp cho thủy tinh thể đã bị loại bỏ.

Có thể khó dự đoán chính xác thị lực của trẻ sẽ tốt hơn bao nhiêu sau khi điều trị. Phần lớn trẻ em bị đục thủy tinh thể ở tuổi thơ có thể sống một cuộc sống đầy đủ và bình thường khi trưởng thành, mặc dù, luôn có khả năng trẻ sẽ bị giảm thị lực ở mắt (hoặc ở mắt bị ảnh hưởng).

Hãy trao đổi với bác sĩ về mọi vấn đề mà cha mẹ lo lắng hoặc chưa rõ. Không có biện pháp phòng bệnh đục thủy tinh thể nào triệt để 100%, nhưng nếu cha hoặc mẹ đã từng mắc bệnh, hoặc đã sinh ra trẻ bị bệnh trước đó, hãy thông báo với bác sĩ để được tư vấn chính xác. Điều quan trọng nhất là mẹ bầu cần thực hiện những lời khuyên của bác sĩ để tránh nhiễm trùng trong thai kỳ (bao gồm cả việc tiêm phòng đầy đủ khi mang thai) – có thể làm giảm khả năng trẻ sinh ra bị đục thủy tinh thể.

Theo NHS.