Trẻ nhỏ có thể nín thở, ngưng thở trong rất nhiều trường hợp. Đó có thể là do trẻ sợ hãi hay bị sốc hoặc đau đột ngột. Cha mẹ cần làm gì để ngăn tình trạng nguy hiểm xảy ra khi trẻ nín thở? Cùng tìm hiểu ngay với hướng dẫn của chuyên gia.

Nguyên nhân gây nín thở

Trẻ nín thở là hiện tượng khiến cha mẹ lo lắng

Việc nín thở thường được gây ra bởi một cú sốc, cơn đau đột ngột, những cảm xúc mạnh như sợ hãi, khó chịu hoặc tức giận xảy ra đối với trẻ. Có 2 kiểu nín thở:

+ Nín thở tự nhiên – Đây là kiểu nín thở phổ biến nhất và xảy ra khi kiểu thở của trẻ thay đổi.

+ Nín thở do phản xạ co giật thiếu oxy – Kiểu nín thở này xảy ra khi nhịp tim của trẻ chậm lại.

Điều gì xảy ra khi trẻ nín thở

Thông thường, thời gian trẻ nín thở hoặc ngưng thở có thể kéo dài đến 1 phút. Phần lớn cha mẹ đều rất sợ hãi khi trẻ nín thở vì có thể kèm theo hiện tượng ngất xỉu. Trong quá trình nín thở, trẻ có thể:

  1. Khóc và sau đó im lặng trong khi nín thở
  2. Há miệng như thể sắp khóc nhưng không thành tiếng
  3. Sắc mặt chuyển sang xanh lam hoặc xám
  4. Cơ thể trở nên mềm hoặc cứng quá mức bình thường, hoặc cơ thể có hiện tượng co giật
  5. Ngất xỉu trong 1 hoặc 2 phút
  6. Trẻ có thể buồn ngủ hoặc bối rối một lúc sau đó
  7. Nín thở thường vô hại
Phần lớn cơn nín thở của trẻ đều vô hại

Mặc dù việc nín thở có thể khiến cha mẹ sợ hãi, nhưng đây là hiện tượng thường vô hại và trẻ sẽ thoát khỏi tình trạng này khi 4 hoặc 5 tuổi.

Đặc điểm chính của việc nín thở:

  1. Thường kéo dài dưới 1 phút (nếu trẻ bị ngất, trẻ thường sẽ tỉnh lại trong vòng 1 hoặc 2 phút sau đó)
  2. Không phải là triệu chứng của co giật động kinh
  3. Trẻ không cố ý làm điều đó và không thể kiểm soát điều gì sẽ xảy ra khi chúng nín thở.

Làm gì khi trẻ nín thở

Những tư vấn dưới đây của chuyên gia sẽ giúp cha mẹ biết nên và không nên làm gì khi trẻ nín thở:

Nên

  1. Bình tĩnh – nín thở sẽ trôi qua trong vòng chưa đầy 1 phút
  2. Đặt trẻ nằm nghiêng – không bế trẻ
  3. Ở lại với trẻ cho đến khi nín thở kết thúc
  4. Đảm bảo rằng trẻ không thể đập đầu, tay hoặc chân vào bất cứ thứ gì
  5. Trấn an trẻ và đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi nhiều sau đó

Không nên

  1. Không lắc, đung đưa cơ thể trẻ hoặc làm cho chúng dịch chuyển nhiều
  2. Không cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ (kể cả ngón tay của cha mẹ)
  3. Không hà hơi cho trẻ bằng miệng hoặc hô hấp nhân tạo
  4. Đừng trách mắng trẻ (trẻ không cố tình làm điều đó)

Điều trị nín thở

Nếu trẻ nín thở thường xuyên, cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám

Không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho chứng nín thở. Cuối cùng, tình trạng này sẽ dừng lại khi trẻ được 4 hoặc 5 tuổi. Thuốc hiếm khi được sử dụng để điều trị chứng nín thở. Việc nín thở đôi khi liên quan đến thiếu máu do thiếu sắt. Mức độ sắt trong máu của trẻ có thể được kiểm tra nếu cha mẹ đưa trẻ tới bệnh viện. Trẻ có thể cần bổ sung sắt nếu lượng sắt của trẻ thấp.

Khi nào nín thở trở nên nguy hiểm?

Trong một số trường hợp, nín thở trở nên nguy hiểm và cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức hoặc gọi cấp cứu nếu:

  1. Trẻ ngất xỉu và không thể thức dậy
  2. Trẻ rung hoặc co giật người rất mạnh
  3. Da trẻ chuyển màu màu xanh lam hoặc xám nặng
  4. Trẻ có các đợt nín thở thường xuyên hơn trước hoặc các đợt có vẻ tệ hơn
  5. Cơ thể trẻ cứng hoặc run lâu hơn một phút và mất một thời gian để hồi phục
  6. Trẻ có những giai đoạn khó thở ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày

Đây có thể là các triệu chứng của việc nín thở, nhưng cũng có thể liên quan đến các tình trạng y tế khác và nghiêm trọng hơn. Hãy phản ứng thật nhanh để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ nhé.