Hành trình làm mẹ là chặng đường vô cùng hạnh phúc từ khi sinh linh bé nhỏ mới chớm nở trong bụng mẹ đến khi con khôn lớn từng ngày. Chính vì vậy, việc chuẩn bị thật kĩ càng để bắt đầu thiên chức làm mẹ là vô cùng quan trọng, đặc biệt là các mẹ cần thực hiện các xét nghiệm và khám sàng lọc trước khi mang thai. Bài viết sau sẽ cung cấp cho mẹ các kiến thức về khám sàng lọc trước khi mang thai để mẹ có thể yên tâm chào đón bé yêu nhé!

Các xét nghiệm thông thường và khám sàng lọc trước khi mang thai mẹ cần biết

Tại sao cần xét nghiệm và khám sàng lọc trước khi mang thai? 

Khi bắt đầu quá trình chào đón con thơ, những người làm cha, làm mẹ ai cũng mong muốn bé con của mình khỏe mạnh, lành lặn và thông minh. Tuy nhiên, trong thực trạng sinh sản ở Việt Nam hiện nay, những trường hợp như sinh con bị dị tật, bẩm sinh, tỷ lệ tử vong của sản phụ và trẻ sơ sinh,... đang ngày một gia tăng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con trẻ cũng như tinh thần của gia đình, mà chúng đa phần xuất phát từ gen di truyền kết hợp của cả bố và mẹ. 

Chính vì thế, việc thực hiện các xét nghiệm và khám sàng lọc trước khi mang thai sẽ giúp bố mẹ ngăn ngừa từ rất sớm các nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh, lưu thai không rõ nguyên nhân, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và con hoặc thậm chí là nguyên nhân gây hiếm muộn.

Ngày nay, với công nghệ và khoa học phát triển vô cùng mạnh mẽ, việc khám sàng lọc trước khi mang thai và xét nghiệm cho bố mẹ diễn ra vô cùng nhanh chóng và cho ra kết quả chính xác. 

Do đó, các bậc cha mẹ hiện đại nên chủ động tìm hiểu tình hình sức khỏe của mình để từ đó tìm ra các phương pháp sinh an toàn giúp bé yêu khỏe mạnh. 

Các xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai cha mẹ nên thực hiện

Khám sàng lọc trước khi mang thai đối với cha

- Khám tổng quát – lâm sàng: Người bố cần kê khai tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình, tiến hành đo mạch, nghe tim phổi, huyết áp, các chỉ số BMI cũng như khám tổng quát cơ quan sinh dục.

- Chụp X-Quang tim phổi

- Siêu âm bẹn bìu 

- Xét nghiệm cơ bản gồm xét nghiệm huyết học, xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm đông máu cơ bản, xét nghiệm nước tiểu 

- Xét nghiệm tinh dịch đồ 

- Xét nghiệm nội tiết 

- Xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục 

- Sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể 

Khám sàng lọc trước khi mang thai đối với cha

Khám sàng lọc trước khi mang thai đối với mẹ

- Khám tổng quát – lâm sàng (tương tự đối với người cha) 

- Chụp X-quang tim phổi 

- Khám và siêu âm phần vú 

- Khám phụ khoa: Khám và phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi như polyp cổ tử cung, viêm nhiễm đường sinh dục, u xơ tử cung,...;

- Làm các xét nghiệm cơ bản gồm xét nghiệm huyết học, xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm đông máu cơ bản; Xét nghiệm nội tiết; 

- Xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục;...

- Điện tâm đồ: Phát hiện các bệnh lý tiềm tàng có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi trong quá trình mang thai như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim,...; 

- Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm có thể gây ảnh hưởng tới thai kỳ; - Xét nghiệm sàng lọc virus: HIV, Rubella, giang mai, viêm gan B,...; Sàng lọc một số di truyền nhiễm sắc thể. 

- Sàng lọc di truyền nhiễm sắc thể

Khám sàng lọc trước khi mang thai đối với mẹ

CHÚ Ý: Cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến việc sàng lọc di truyền nhiễm sắc thể trong trường hợp:

-Người thân trong nhà mắc các dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, chân cong, máu khó đông,...

-Gia đình đã từng có người có tiền sử vô sinh, hiếm muộn, lưu thai,...

-Người thân mắc vấn đề về tâm lý, tâm thần như tự kỷ, trầm cảm,..

-Có vấn đề về đường huyết, tăng huyết áp

Phụ nữ dự mang thai khi lớn tuổi.

Cần chuẩn bị những gì khi đi khám sàng lọc trước khi mang thai

Theo khuyến nghị của các y bác sĩ trong ngành, các bậc phụ huynh nên thu xếp thời gian để thực hiện xét nghiệm và sàng lọc ít nhất 3-6 tháng trước khi bắt đầu mang thai. 

Để quá trình xét nghiệm và khám sàng lọc trước khi mang thai diễn ra nhanh chóng và đạt kết quả chính xác nhất có thể, các bố mẹ cần công tác chuẩn bị một số loại giấy tờ kèm các điều kiện sau:

-Ghi nhớ tiền sử bệnh lý của bản thân, ghi chú kỹ tiền sử gia đình bằng cách hỏi người thân; Ví dụ cần ghi các thông tin như: Trong tiền sử đã từng mắc bệnh gì, Loại vắc-xin từng tiêm, đã phẫu thuật chưa, bị dị ứng với thành phần gì, lối sống như thế nào, có bệnh di truyền nào, tâm lý ổn định hay không...

Cần chuẩn bị những gì khi đi khám sàng lọc trước khi mang thai

-Giấy tờ khám sức khỏe: Giấy tiêm chủng, giấy khám sức khỏe gần nhất để bác sĩ chẩn đoán nhanh và chính xác hơn;

-Đối với những sản phụ đã từng sinh con trước đây, cần kê khai rõ lịch sử thai sản.

-Thực hiện các công tác chuẩn bị căn bản như: Nhịn ăn ít nhất 8h trước khi xét nghiệm máu, nhịn tiểu, chu kỳ kinh nguyệt tính đến ngày khám là ngày bao nhiêu, việc kiêng quan hệ tình dục, trang phục đi khám rộng rãi, ngừng sử dụng các loại thuốc đang dùng,...

-Giữ một tinh thần thoải mái và sẵn sàng tiếp nhận thông tin thăm khám.

Khám sàng lọc và xét nghiệm trước khi mang thai tuy chỉ cần thực hiện trong thời gian ngắn nhưng lại quyết định gần như sức khỏe và tinh thần cả cuộc đời của sinh linh bé bỏng của các gia đình. 

Qua những chia sẻ trên, MamanBébé tin rằng các bố mẹ tương lai đã nắm được tầm quan trọng của việc thăm khám trước khi sinh và sẽ nhanh chóng thực hiện để chuẩn bị cho bé yêu một tương lai tươi đẹp nhất có thể!