Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ khỏi bệnh sởi sau khoảng 7 đến 10 ngày phát bệnh, nhưng đôi khi bệnh sởi có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cùng chuyên gia NHS nhé.

Ai có nguy cơ mắc biến chứng cao nhất?

Các biến chứng của bệnh sởi có nhiều khả năng phát triển ở một số nhóm đối tượng nhất định. Bao gồm trong đó là:

  1. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
  2. Trẻ em có chế độ ăn uống kém
  3. Trẻ em bị suy yếu hệ thống miễn dịch (chẳng hạn như những trẻ bị bệnh bạch cầu)

Thanh thiếu niên, trẻ em trên 1 tuổi và người lớn khỏe mạnh có nguy cơ mắc các biến chứng thấp nhất.

Các biến chứng thường gặp của bệnh sởi

Biến chứng do bệnh sởi gây ra với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nhiều dạng
Biến chứng do bệnh sởi gây ra với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nhiều dạng

Dưới đây, chuyên gia sẽ chỉ ra các biến chứng phổ biến của bệnh sởi bao gồm:

  1. Tiêu chảy và nôn mửa, có thể dẫn đến mất nước
  2. Nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa), có thể gây đau tai cho trẻ
  3. Nhiễm trùng mắt (viêm kết mạc)
  4. Viêm thanh quản ở nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng cho trẻ
  5. Nhiễm trùng đường hô hấp và phổi (như viêm phổi, viêm phế quản và viêm thanh quản)
  6. Các cơn đau do sốt (co giật do sốt)
  7. Các biến chứng không phổ biến khác của bệnh
  8. Các biến chứng ít gặp hơn của bệnh sởi bao gồm:
  9. Nhiễm trùng gan (viêm gan)
  10. Lệch mắt (lác) nếu vi-rút ảnh hưởng đến dây thần kinh và cơ của mắt
  11. Nhiễm trùng màng bao quanh não và tủy sống (viêm màng não) hoặc nhiễm trùng não (viêm não)

Các biến chứng hiếm gặp của bệnh sởi

Trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh sởi có thể dẫn đến:

  1. Rối loạn mắt nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng dây thần kinh thị giác, dây thần kinh truyền thông tin từ mắt đến não (đây được gọi là viêm dây thần kinh thị giác và có thể dẫn đến mất thị lực )
  2. Các vấn đề về tim và hệ thần kinh
  3. Một biến chứng não gây tử vong được gọi là viêm não xơ cứng bán cấp (SSPE), có thể xảy ra vài năm sau khi khỏi bệnh sởi (trường hợp này rất hiếm, chỉ xảy ra 1 trong mỗi 25.000 trường hợp)

Sởi trong thai kỳ

Trẻ được sinh ra bởi mẹ mắc bệnh sởi có thể bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng

Nếu mẹ bầu không miễn dịch với bệnh sởi và bị nhiễm bệnh khi đang mang thai, mẹ sẽ có nguy cơ:

  1. Sẩy thai hoặc thai chết lưu
  2. Thai nhi bị sinh non (trước tuần thứ 37 của thai kỳ)
  3. Trẻ sinh ra nhẹ cân

Nếu mẹ đang mang thai và nghĩ rằng bản thân đã tiếp xúc với người bị bệnh sởi hoặc đi vào vùng có dịch và mẹ biết mình chưa được miễn dịch, mẹ nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kiểm tra. Bác sĩ có thể tư vấn cho mẹ về cách điều trị để giảm nguy cơ phát triển tình trạng này.

Khi nào cần gặp bác sĩ và nhập viện ngay lập tức

Nếu trẻ mắc bệnh sởi và có những dấu hiệu nguy hiểm sau, cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức:

  1. Hụt hơi, thở dốc
  2. Có những cơn đau ngực dữ dội và cảm thấy tồi tệ hơn khi thở (khó thở)
  3. Ho ra máu
  4. Buồn ngủ
  5. Lú lẫn, không tỉnh táo
  6. Phù (co giật)

Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng vi khuẩn nghiêm trọng, cần cho trẻ nhập viện và điều trị bằng kháng sinh kịp thời.

Theo NHS.