Bé nổi mẩn nhưng không sốt, mẹ phải làm sao?
Nhiều trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt như triệu chứng thông thường của các bệnh như sởi, tay chân miệng hay sốt xuất huyết khiến cha mẹ lo lắng vì không xác định được rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, khoan hãy vội lo lắng, mẹ có thể tầm soát những nguyên nhân mỗi khi thấy da bé nổi mẩn đỏ để đưa ra cách xử lý và phòng tránh bệnh cho bé.
Những nguyên nhân phổ biến
Có một số nguyên nhân thường gặp dẫn tới triệu chứng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn khắp người:
+ Rôm sảy do thời tiết nắng nóng
+ Viêm da cấp tính hoặc mãn tính trên da
+ Phát ban sau khi sốt
+ Các loại sữa chống táo bón cho trẻ sơ sinh
Trong những nguyên nhân trên chỉ có bệnh sốt phát ban mới có dấu hiệu khiến trẻ bị nóng sốt nhưng giai đoạn nổi mẩn thường là sau khi cơn sốt đã giảm. Chính vì thế với trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt thì có thể là do trẻ bị dị ứng mùi hương, dị ứng thời tiết hoặc cũng có thể bị dị ứng thuốc hoặc sữa mẹ.
Hai triệu chứng này đi kèm sẽ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, trẻ thường dùng tay gãi khiến cho chỗ mẩn đỏ lại càng thêm đỏ hoặc viêm nhiễm nặng hơn có thể khiến bé bị mưng mủ, nổi hạch. Ngoài ra, có trường hợp bé bị nổi nhiều mụn ngứa hay mọc vào mùa hè và có thể tự khỏi dần dần.
Lời khuyên cho mẹ
Hiện tượng trẻ nổi mẩn đỏ khắp người không sốt là triệu chứng thường gặp đối với bé sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên. Áp dụng một số biện pháp chăm sóc cho trẻ trong thời kỳ trị bệnh dưới đây cũng là điều cần thiết để giúp trẻ mau khỏi bệnh.
Cách ly trẻ khỏi các tác nhân gây ngứa
Đây là việc đầu tiên các mẹ nên làm khi trẻ bị dị ứng. Làn của bé khá nhạy cảm. Cha mẹ cần cách ly bé khỏi các tác nhân gây dị ứng như thảm len, áo lông, thảm trải sàn có nhiều bụi bặm. Đồng thời hạn chế tiếp xúc các con vật nuôi dễ gây dị ứng hay lây bệnh ngoài da như chó, mèo,… vì có thể một số ký sinh trùng hay bệnh tật từ động vật sẽ lây sang trẻ. Không nên cho bé ra ngoài trời gió hay nơi có nhiều phấn hoa có thể trẻ bị dị ứng phấn hoa.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày
Tắm rửa và vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày là điều cần thiết đối với trẻ bị nổi mẩn đỏ, ngứa, dị ứng. Khi tắm cho bé các mẹ lưu ý: Tắm nhanh cho trẻ dưới 10 phút và sử dụng nước ấm 33 độ C. Nên tắm cho trẻ hằng ngày với sữa tắm chuyên dùng cho da không chứa sút, không tắm cho trẻ với xà phòng thông thường.
Khi trẻ mới lành bệnh nên thoa các loại kem dưỡng ẩm, làm mềm da dành riêng cho trẻ em 2 ngày/ lần, trên cơ thể bé và mặt và các kẽ ngón tay chân, bẹn. Nên cho trẻ mặc quần áo làm từ vải coton, vải lụa cho bé vì những loại vải này mềm, không gây ngứa.
Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin và chất xơ
Nếu trẻ ăn dặm nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày nhiều rau củ quả chứa vitamin, chất xơ để tăng cường sức đề kháng như rau dền, rau má, táo, cam,… Với trẻ đang bú mẹ thì cần thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ. Mẹ hãy nạp vào cơ thể mình nhiều hoa quả và rau xanh để sữa mẹ không bị nóng.
Phòng tránh nổi mẩn đỏ ở trẻ
Để phòng tránh nổi mẩn đỏ ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều như:
+Phải luôn đảm bảo vệ sinh da cho bé sạch sẽ
+Quần áo của các bé phải rộng rãi và sử dụng chất liệu mềm mại
+Không để cơ thể trẻ bị nắng và gió tấn công
+Không sử dụng xà phòng rửa da vì sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm
Đối với các bà mẹ đang cho con bú cũng cần kiêng các loại thức ăn có khả năng gây dị ứng cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa. Khi trẻ đã bị mẩn ngứa thì mẹ nên ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Đồng thời cũng nên dùng dầu thực vật để tăng thêm a-xít béo không bão hoà, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.
Kết phợp với những biện pháp phòng tránh và chăm sóc bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt trên tốt nhất cha mẹ đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị hiệu quả, không nên tự chữa theo mẹo dân gian.