Vắc xin giúp em bé có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm. Dưới đây là 7 loại vắc xin cho trẻ sơ sinh được CDC và AAP khuyến nghị tiêm trong những tháng đầu đời.

Tất cả trẻ sơ sinh đều cần tiêm vắc-xin trong thời thơ ấu theo kế hoạch. Tuân theo lịch trình tiêm vắc xin trong những tháng và năm đầu đời sẽ giúp trẻ sơ sinh có khả năng miễn dịch suốt đời đối với các bệnh nguy hiểm.

Tiêm vắc xin để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ sơ sinh
Tiêm vắc xin để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ sơ sinh

Các loại vắc-xin được đề nghị cho trẻ nhỏ được Bộ Y tế và Cơ quan có thẩm quyền giám sát chặt chẽ về độ an toàn và hiệu quả. Dưới đây là các loại vắc-xin mà trẻ nên được tiêm từ khi mới sinh đến hai tháng sau.

Vắc xin được tiêm khi sinh

Thuốc chủng ngừa Viêm gan B được tiêm trước khi đưa trẻ sơ sinh từ bệnh viện về nhà. Viêm gan B có thể gây tổn thương gan dai dẳng và kéo dài ở trẻ em. Virus, được tìm thấy trong máu và dịch cơ thể, có thể tồn tại trên bề mặt bên ngoài đến một tháng. Các bác sĩ khuyên dùng vắc-xin này cho tất cả trẻ sơ sinh như một biện pháp phòng ngừa bệnh gan và ung thư do vi rút gây ra.

Vắc xin được tiêm vào hai tháng

  1. Vắc-xin Viêm gan B được tiêm cho trẻ lần thứ hai khi khám sức khỏe định kỳ sau hai tháng sinh.
  2. Thuốc chủng ngừa DTaP bảo vệ em bé khỏi ba bệnh do vi khuẩn giải phóng độc tố, đe dọa tính mạng, bao gồm: Bệnh bạch hầu, bệnh uốn ván và bệnh ho gà.
Cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện hoặc trung tâm tiêm chủng để tiêm vắc xin cho trẻ
  1. Thường được tìm thấy trong điều kiện sống không đảm bảo vệ sinh hoặc do chăm sóc vết thương không đúng cách, uốn ván là một bệnh nghiêm trọng liên quan tới dây thần kinh của trẻ và có thể gây co cứng các cơ.
  2. Bệnh bạch hầu ảnh hưởng đến hô hấp và cổ họng ở trẻ nhỏ và có thể gây tổn thương thần kinh, tim và thận. Ho gà là một bệnh rất dễ lây lan, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi, gây ra những cơn ho có thể trở nên nghiêm trọng và gây tử vong cho trẻ.
  3. Mẹ bầu tiêm vắc-xin từ tuần thứ 27 đến tuần thứ 36 của thai kỳ cũng là một cách tuyệt vời để giúp ngăn ngừa bệnh ho gà cho trẻ sơ sinh.
  4. Thuốc chủng ngừa Haemophilus Influenzae Loại B (Hib) bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm vi khuẩn Hib. Vi khuẩn này có thể gây ra một số bệnh đe dọa tính mạng cho trẻ như viêm phổi, nhiễm trùng da và cổ họng cũng như bệnh viêm màng não.

Hạn chế hôn, hắt hơi và cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với nhiều người vì đây là những cách có thể truyền loại vi khuẩn nguy hiểm chết người này cho trẻ sơ sinh.

Trẻ nên được tiêm chủng theo lịch tiêm chủng định kỳ
  1. Thuốc chủng ngừa Rotavirus (RV) bảo vệ trẻ khỏi virus Rota. Đặc điểm của loại virus này là gây sốt, nôn mửa, chuột rút và tiêu chảy cho trẻ. Rotavirus là một bệnh rất dễ lây lan và lây lan nhanh trong môi trường tương thích. Nếu trẻ được tiêm phòng, nguy cơ mắc tiêu chảy nặng sẽ ít hơn.
  2. IPV, hay Thuốc chủng ngừa bại liệt bất hoạt, bảo vệ trẻ khỏi bệnh bại liệt – một bệnh truyền nhiễm và có khả năng gây tử vong cho trẻ. Bệnh do vi-rút này gây ra có thể gặp ở mọi nơi, với các triệu chứng giống như cúm khi bệnh nhẹ cho đến một loạt các bệnh nặng hơn như bệnh thần kinh, tê liệt suy nhược cơ thể nghiêm trọng và tử vong.

Trẻ sơ sinh bị bại liệt có thể không bao giờ hồi phục do tổn thương dây thần kinh có thể khiến tay chân bị liệt hoàn toàn suốt đời. IPV có hiệu quả gần 99% trong hiệu quả phòng bệnh bại liệt cho trẻ (theo CDC – Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh của Hoa Kỳ).

Thuốc chủng ngừa PCV13 bảo vệ trẻ khỏi bệnh phế cầu khuẩn, bệnh có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng máu và viêm màng não do vi khuẩn. PCV13 lây lan qua tiếp xúc với những người khác. Vì vậy, bằng cách tiêm vắc-xin cho trẻ, cha mẹ cũng góp phần bảo vệ những đứa trẻ khác.

Lưu ý: Tất cả các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Cha mẹ nên tuân thủ lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh theo Chương trình Tiêm chủng Quốc gia của Bộ Y tế hoặc theo tư vấn của bác sĩ.

Theo Parents.