Có rất nhiều quan niệm sai lầm về việc tăng cân khi mang thai. Các chuyên gia sẽ giải đáp những thông tin mẹ bầu cần biết về vấn đề này ngay bây giờ.

3 sai lầm lớn nhất về tăng cân khi mang thai mà mẹ bầu gặp phải

Có nhiều quan niệm sai lầm về tăng cân khi mang thai mà mẹ bầu gặp phải

Tăng cân là một chủ đề đáng sợ đối với hầu hết phụ nữ tại bất kỳ thời điểm nào và việc mang thai cũng không ngoại lệ. Với mức tăng cân được khuyến nghị trong thai kỳ thay đổi rất nhiều trong suốt những năm qua, các mẹ bầu dễ cảm thấy hoang mang.

Mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ có thể phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng. Tuổi của mẹ? Cân nặng trước khi mang thai của mẹ? Mẹ có sinh đôi không? Mẹ có mắc bất kỳ bệnh nào khác, chẳng hạn như tiểu đường thai kỳ hoặc tăng huyết áp hay các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc tăng cân được khuyến nghị chung không?

Trên đây mới chỉ là các yếu tố chính có thể liên quan trực tiếp tới việc tăng cân khi mang thai của mẹ bầu. Dưới đây là các giải đáp của chuyên gia về 3 sai lầm lớn nhất mà mẹ bầu hay gặp phải khi nói tới tăng cân thai kỳ.

Mẹ bầu có thể tăng cân không giới hạn khi mang thai?

Mẹ bầu có thể tăng cân không giới hạn khi mang thai?

Mẹ bầu cần tăng cân có kiểm soát khi mang thai

Sự thật là: Có một giới hạn mà mẹ bầu nên tuân theo. Hướng dẫn của Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyên phụ nữ có chỉ số khối cơ thể trước khi mang thai (BMI) từ 18,5 đến 24,9 tăng 25 đến 35 pounds, những người thừa cân từ 15 đến 25 pounds và phụ nữ béo phì 11 đến 20 pounds trong suốt thai kỳ.

Tầm quan trọng của việc kiểm soát chỉ số BMI trước khi có kế hoạch mang thai có thể giúp quá trình rụng trứng không bị gián đoạn. Lý tưởng nhất là cả vợ và chồng tiến hành một chế độ sinh hoạt điều độ và kiểm tra sức khỏe trước 6 tháng thực sự mang thai để tạo nền tảng cho thai kỳ và em bé khỏe mạnh.

Ăn một chế độ ăn uống đa dạng, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát BMI là các phần quan trọng của kế hoạch để có một thai kỳ thành công và không có biến chứng. Để giảm nguy cơ biến chứng, mẹ bầu có thể phải bắt đầu thay đổi lối sống từ trước hoặc ngay sau khi thụ thai.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ thừa cân hoặc béo phì khi mang thai có nguy cơ sảy thai và phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao và tiền sản giật. Họ cũng có khả năng sinh con sớm, cần có công nghệ hỗ trợ và những đứa trẻ ra đời dễ bị béo phì hoặc có vấn đề về sức khỏe khi lớn lên.

Không tăng cân đủ khi mang thai là một điều xấu

Không tăng cân đủ khi mang thai là một điều xấu

Kiểm soát tăng cân trong thai kỳ giúp mẹ bầu tránh biến chứng thai sản

Đối với những phụ nữ đã thừa cân, điều này thường không phải là vấn đề. Đây sẽ là một vấn đề nếu thai nhi không phát triển phù hợp. Nhưng mọi mẹ bầu dù có thể trạng như thế nào nên thực sự có ý thức về chế độ ăn uống.

Các chuyên gia nhấn mạnh mẹ bầu cần kiểm soát khẩu phần và thành phần của bữa ăn. Thêm trái cây và rau quả, tránh thức ăn nhanh, món tráng miệng và đồ uống có đường như nước trái cây đóng lon, soda và trà ngọt... là rất quan trọng. Mẹ bầu cũng nên tập trung vào việc ăn nhiều protein thay vì carbs.

Mẹ bầu phải ăn cho hai người

Một người phụ nữ sẽ chỉ cần bổ sung thêm 100 đến 300 calo mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của một thai nhi đang lớn. Nguyên tắc là tăng khoảng 2 đến 4 pound trong ba tháng đầu của thai kỳ và 1 pound mỗi tuần trong phần còn lại của thai kỳ. Mẹ bầu cố gắng đừng quá lo lắng về cơ thể sau sinh. Hầu hết phụ nữ sẽ trở lại trọng lượng cơ thể bình thường trong vòng 9 tháng sau khi sinh con.

Chúc mẹ bầu tăng cân khoa học khi mang thai và mẹ tròn con vuông.

Theo Parents.