Xây dựng thành công giấc ngủ cho bé không đơn giản chỉ với một vài việc hay một thời gian ngắn. Hãy tiếp tục áp dụng những hướng dẫn dưới đây của chuyên gia để xây dựng giấc ngủ cho bé cha mẹ nhé.

Thiết lập môi trường cho việc ngủ của bé

Môi trường phù hợp có nghĩa là tất cả mọi thứ khi nói đến cần tạo điều kiện và thúc đẩy giấc ngủ. Hãy giữ cho căn phòng mát mẻ và thoải mái trong khoảng từ 65 đến 70 độ.

Thiết lập môi trường cho việc ngủ của bé

Trẻ dễ quấy khóc khi ngủ trong môi trường không phù hợp

Nếu phòng của bé có nhiều ánh sáng và bé khó ngủ với những giấc ngủ ngắn và thức dậy sớm thì hãy thay đổi tông màu tối cho phòng. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên sắm một chiếc đèn ngủ với khả năng phát sáng phù hợp cho phòng ngủ của bé.

Đặt bé khi tỉnh giấc

Phần lớn mẹ bỉm sữa có thói quen ru bé ngủ trong vòng tay. Nếu mẹ muốn bé có giấc ngủ tự lập, mẹ cần thay đổi thói quen này. Đưa bé vào phòng với đèn bật sáng, đặt em bé vào cũi khi trẻ vẫn tỉnh táo. Sự thay đổi này khiến trẻ chưa thể làm quen ngay và việc quấy khóc sẽ diễn ra.

Trong ba đêm đầu tiên, cha mẹ hãy ngồi cạnh giường cũi của trẻ, đưa ra những lời trấn an nhẹ nhàng, nhưng không liên tục và thỉnh thoảng chạm tay vào trẻ để trẻ biết rằng vẫn có người thân bên cạnh.

Nếu trẻ trở nên hoảng loạn, cha mẹ có thể bế và dỗ dành trẻ, nhưng hãy đặt trẻ lại cũi ngay khi trẻ bình tĩnh lại. Tiếp tục ở bên cạnh cũi cho đến khi bé ngủ say. Xử trí với tình huống trẻ thức dậy ban đêm theo cách tương tự.

Đặt bé khi tỉnh giấc

Xây dựng thành công giấc ngủ cho bé cần nhiều bước

Đánh lạc hướng trẻ

Sử dụng các kỹ thuật làm dịu trẻ tương tự như sử dụng chiếc ghế và dần dần di chuyển ra xa giường cũi của trẻ mỗi đêm cho đến khi mẹ ở ngoài phòng của trẻ và khuất tầm nhìn. Điều quan trọng là tiếp tục di chuyển. Nếu cha mẹ ở một chỗ trong hơn một vài ngày, em bé sẽ quen với việc cha mẹ ở đó và điều này sẽ trở thành một cột giấu ngủ mới của bé.

Bỏ dấu hiệu chuẩn bị đi ngủ

Một khi trẻ sơ sinh lớn hơn 3 hoặc 4 tháng, các thói quen như lắc lư, ca hát hoặc chăm sóc trẻ cho đến khi trẻ hoàn toàn chìm vào giấc ngủ trở thành “cột dấu ngủ”. Đây không phải là những hành vi tiêu cực hay xấu nhưng chúng trở thành một vấn đề khi cột dấu ngủ liên kết chặt chẽ trong tâm trí trẻ với giấc ngủ.

Và điều tệ nhất chính là trẻ không thể đi ngủ mà không có chúng. Tiếp tục duy trì cột dấu ngủ sẽ có nghĩa là mỗi khi em bé thức dậy (nhiều lần trong suốt đêm), bé sẽ cần cha mẹ bế, hát hoặc chăm sóc. Chắc chắn, điều này đi ngược lại mục tiêu mà cha mẹ mong muốn rằng trẻ sẽ có giấc ngủ sâu độc lập.

Quay trở lại giường

Quay trở lại giường

Kiên trì tuân thủ hướng dẫn ngay cả khi bé khóc để xây dựng giấc ngủ thành công

Trong vài tuần sau khi thực hiện giải pháp giấc ngủ không khóc, cha mẹ có thể đặt bé xuống giường trước khi đi ngủ và đóng cửa phòng ngủ. Bé có thể nhanh chóng ngủ lại sau khi thức dậy giữa đêm.

Hãy kiên định

Một trong những sai lầm lớn nhất của cha mẹ , cho dù họ sử dụng phương pháp nào, là không kiên định. Khi trẻ nhỏ khóc, cha mẹ thường nóng ruột sốt sắng bế và dỗ trẻ nín khóc dù vào giữa đêm.

Đi đến giường cũi để kiểm tra và chắc chắn rằng mọi thứ của bé đều ổn. Chỉ cần đảm bảo không lặp lại cột dấu ngủ trong lần kiểm tra này. Sau đó, hãy thử an ủi bé từ bên ngoài cửa, nếu có thể. Đây là điều cha mẹ nên làm thay vì ẵm bế trẻ ngay lập tức.

Chúc cha mẹ xây dựng thành công giấc ngủ cho bé với 12 bước hướng dẫn từ chuyên gia.

Theo Parents.