Trẻ khóc nhiều nhưng không rõ nguyên nhân có tên chuyên môn được bác sĩ gọi là Colic. Hiện tượng này gây nhiều phiền toái và lo lắng cho cha mẹ. Lắng nghe ý kiến của chuyên gia về cách xử trí khi trẻ gặp tình trạng này cha mẹ nhé.

Kiểm tra xem trẻ có bị đau bụng không?

Trẻ khóc nhiều nhưng không rõ nguyên nhân khiến cha mẹ lo lắng

Tất cả trẻ sơ sinh đều khóc, nhưng trẻ có thể khóc nhiều hơn nếu bị đau bụng. Trẻ có thể khóc hơn 3 giờ một ngày, 3 ngày một tuần trong ít nhất 1 tuần. Chúng có thể khóc nhiều hơn vào buổi chiều và buổi tối.

Hiện nay, các nhà khoa học chưa biết chính xác nguyên nhân khiến một số trẻ bị đau bụng. Nhưng có thể là do trẻ khó tiêu hóa thức ăn hơn khi còn nhỏ hoặc chúng có thể quấy khóc vì chúng có vấn đề về dị ứng thức ăn, chẳng hạn như dị ứng sữa bò. Trẻ khóc do bị đau bụng sẽ có những biểu hiện như:

  1. Thật khó để xoa dịu hoặc chấm dứt việc khóc của trẻ
  2. Trẻ nắm chặt tay
  3. Trẻ đỏ mặt
  4. Trẻ đưa đầu gối lên cao hoặc cong lưng và co người lại
  5. Bụng của trẻ có phát ra âm thanh hoặc có trạng thái bất thường

Đau bụng khiến trẻ khóc nhiều có thể bắt đầu khi trẻ được vài tuần tuổi và thường dừng lại khi chúng được 6 tháng tuổi.

Những điều cha mẹ có thể thử để xoa dịu em bé

Có nhiều biện pháp giúp cha mẹ xoa dịu trẻ khóc nhiều

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không cần đi khám nếu bị đau bụng. Tuy vậy, cha mẹ nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Dưới đây là những lời khuyển của các bác sĩ để xoa dịu tình hình:

  1. Ôm hoặc âu yếm trẻ khi chúng khóc nhiều
  2. Ngồi hoặc giữ trẻ thẳng đứng trong khi bú để ngăn trẻ nuốt không khí
  3. Mát xa cho trẻ sau khi bú
  4. Nhẹ nhàng đung đưa em bé qua vai sau khi ăn
  5. Nhẹ nhàng đung đưa em bé trong giường, nôi hoặc cũi của chúng hoặc đẩy chúng trong xe đẩy
  6. Tắm cho bé trong bồn nước ấm
  7. Tạo một số tiếng ồn trắng nhẹ nhàng như radio hoặc TV hay bài hát trẻ thích để đánh lạc hướng
  8. Tiếp tục cho bé ăn như bình thường

Ngoài ra, nếu tình trạng không thuyên giảm, mẹ có thể cân nhắc thực hiện những điều sau:

+ Xin ý kiến của bác sĩ và sử dụng thuốc chống đau bụng cho trẻ, bổ sung thảo dược và probiotic hàng ngày

+ Thay đổi chế độ ăn uống của bản thân nếu mẹ đang cho con bú

+ Mát xa nhẹ nhàng lên cột sống của bé (nắn chỉnh cột sống) hoặc hộp sọ (nắn xương sọ) để tạo sự thoải mái cho bé

Giữ trẻ thẳng đứng sau khi bú giúp trẻ hạn chế nuốt không khí, gây đau bụng

Khi nào cần đưa trẻ tới viện hoặc gọi cấp cứu?

Trẻ khóc nhiều nhưng không rõ nguyên nhân cần được quan sát liên tục để phát hiện những bất thường và kịp thời xử trí, tránh hậu quả nghiêm trọng. Hãy đưa trẻ tới viện hoặc gọi cấp cứu nếu trẻ có các dấu hiệu sau:

  1. Cha mẹ cực kỳ lo lắng về tình trạng của bé khi rất khó nắm bắt lúc chăm sóc
  2. Dường như trẻ không còn tỉnh táo để hoạt động hoặc dừng mọi hoạt động
  3. Cha mẹ cảm thấy khó đối phó và kiểm soát tình trạng của trẻ
  4. Trẻ lớn hơn 4 tháng mà vẫn có triệu chứng đau bụng
  5. Trẻ có tiếng khóc yếu ớt hoặc the thé
  6. Tiếng khóc của trẻ không giống tiếng khóc bình thường của chúng

Thông qua những thông tin được cha mẹ phản ánh sau quá trình quan sát trẻ, các bác sĩ sẽ dễ dàng hơn trong việc thăm khám và xây dựng liệu trình điều trị phù hợp cho trẻ.

Theo NHS.