Trẻ bị đau tai có đáng sợ như mẹ tưởng tượng?
Trẻ nhỏ rất dễ bị đau tai bởi nhiều nguyên nhân. Tuy vậy, các chuyên gia cho biết đau tai thường không phải là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm. Cha mẹ cùng tìm hiểu vấn đề này với chuyên gia ngay nhé.
Nguyên nhân gây đau tai
Đau tai có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng đôi khi không xác định rõ nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị đau tai:
- Trẻ mọc răng, áp xe răng
- Kéo tai hoặc xoa tai quá nhiều
- Ráy tai tích tụ
- Dị vật mắc kẹt trong tai
- Màng nhĩ bị thủng (đặc biệt là sau một tiếng ồn lớn hoặc tai nạn)
- Đau họng
- Viêm amidan
- Quinsy (một biến chứng của viêm amidan)
- Nhiễm trùng tai
- Cúm
- Cảm lạnh
- Tâm trạng trẻ không tốt như cáu kỉnh hoặc bồn chồn
Tất cả các nguyên nhân gây đau tai kể trên, cũng bao gồm những triệu chứng đi kèm. Cụ thể:
Nguyên nhân | Triệu chứng |
Trẻ mọc răng, áp xe răngKéo tai, ráy tai tích tụ, dị vật mắc kẹt trong tai, màng nhĩ bị thủng Đau họng, viêm amidan, quinsy Nhiễm trùng tai, cúm, cảm lạnh | Đau tai kèm theo đau răng Đau tai kèm theo thay đổi thính giác Đau tai kèm theo đau khi nuốt Đau tai kèm theo sốt |
Đau tai kéo dài bao lâu?
Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng. Hầu hết các cơn đau tai ở trẻ em là do nhiễm trùng tai và sẽ bắt đầu cải thiện sau một vài ngày. Với các lý do khác, đặc biệt là khi trẻ có dị vật mắc kẹt trong tai, cha mẹ tuyệt đối không tự xử lý và cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được gắp vật thể ra đúng cách.
Đau tai có thể ảnh hưởng tới một hoặc cả hai tai của trẻ với sự khó chịu khiến trẻ càng dễ đưa tay lên tai hơn. Điều này có thể là cho tình trạng càng thêm tồi tệ. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý và nhắc nhở trẻ thường xuyên về vấn đề này.
Làm gì để giảm đau tai cho trẻ?
Đưa trẻ đi khám và tuân thủ những biện pháp điều trị được bác sĩ đề ra là cách tốt nhất để chữa đau tai cho trẻ. Dưới đây là một vài lời khuyên của chuyên gia cho cha mẹ:
- Sử dụng thuốc giảm đau, chẳng hạn như Paracetamol hoặc Ibuprofen (trẻ em dưới 16 tuổi không nên dùng aspirin) cho trẻ, khi đã được sự đồng ý của bác sĩ.
- Đặt một miếng vải nỉ ấm hoặc lạnh lên tai trẻ có thể giúp giảm đau.
Bên cạnh đó, chuyên gia cũng khuyến cáo cha mẹ không nên:
- Nhét bất cứ thứ gì vào tai của trẻ, chẳng hạn như bông ngoáy tai để lấy vật thể trong tai ra ngoài.
- Cố gắng loại bỏ ráy tai cho trẻ bằng mọi cách.
- Để nước lọt vào tai trẻ.
Khi nào cần gặp bác sĩ khẩn cấp?
Đau tai cũng có thể trở nên nguy hiểm nếu trẻ đau quá 3 ngày mà không thuyên giảm và trong các trường hợp sau:
- Trẻ trở nên không khỏe
- Trẻ sốt với nhiệt độ rất cao và có nhiều cảm giác rùng mình, co giật
- Sưng quanh tai
- Có dịch tiết chảy ra từ tai
- Trẻ mất thính giác hoặc thay đổi thính giác
- Có gì đó kẹt trong tai của trẻ
- Trẻ dưới 2 tuổi và bị đau tai ở cả hai tai
Với các thông tin trên đây, cha mẹ có thể thấy trẻ bị đau tai không phải là một chứng bệnh nguy hiểm nhưng cần chú ý kỹ càng bởi đau tai thường đi kèm với các triệu chứng rộng hơn.
Theo NHS.