Tìm hiểu về cơn sốt đầu tiên của em bé và cách phòng bị
Cơn đau tai hoặc cơn sốt đầu tiên của trẻ có thể là một vấn đề khiến cha mẹ lo lắng. Với các mẹo về cách chăm sóc em bé khi bị bệnh dưới đây, cha mẹ sẽ xóa tan nỗi muộn phiền này.
Cơn sốt đầu tiên của em bé
Cơn sốt đầu tiên của em bé thường đến bất ngờ và khiến cha mẹ lo lắng
Nếu trẻ chưa trải qua cơn sốt đầu tiên bao giờ, thì có lẽ điều này sẽ sớm xảy ra. Dù trong thời điểm nào, là ban đêm hay ban ngày, cơn sốt đầu tiên có thể đến và mang những cảm giác khó chịu như đau tai hoặc lạnh đầu cho trẻ. Thật đáng sợ khi thấy trẻ như vậy, cha mẹ nên giữ bình tĩnh và kiểm tra một số triệu chứng cơ bản trước khi gọi cho bác sĩ nhi khoa.
Cách xử lý khi gặp cơn sốt đầu tiên của em bé
Đầu tiên, hãy xem bé có bị sốt thật hay không. Đặt mu bàn tay của cha mẹ lên trán trẻ hoặc hôn lên. Nếu trẻ có vẻ ấm, hãy đo nhiệt độ bằng nhiệt kế trực tràng. Cha mẹ cần đảm bảo rằng nhiệt kế trực tràng sạch sẽ, lau rửa nhiệt kế với khăn ẩm có nước xà phòng nóng hoặc sử dụng cồn tẩy rửa để vệ sinh nhiệt kế.
Trước khi cha mẹ đưa nhiệt kế vào cơ thể trẻ, hãy bôi trơn đầu dò bằng dầu hoặc chất bôi trơn. Đặt em bé nằm sấp trên hai chân của người lớn và dang rộng mông. Sau đó, nhẹ nhàng đưa nhiệt kế vào trực tràng của trẻ mà không bắt ép.
Giữ chặt mông trẻ và chờ một phút. Nếu trẻ vặn vẹo quá nhiều, kết quả thu được chỉ tương đối chính xác. Cha mẹ cũng cần nhớ thời gian đo nhiệt độ trong bao lâu, thời điểm đặt nhiệt độ, nhiệt độ đo được... và trao đổi lại với bác sĩ của trẻ.
Đặt nhiệt kế trực tràng để đo nhiệt độ cho trẻ
Mặc dù sốt là một sự kiện đáng sợ, nhưng bản thân sốt thường không nguy hiểm. Trên thực tế, nhiều chuyên gia y tế hiện nay coi sốt rất hữu ích trong việc giúp chống lại nhiễm trùng.
Khuyến nghị hiện tại là bất kỳ em bé nào trên 6 tháng tuổi có nhiệt độ từ 101°F đến 103°F đều có thể được quan sát ở nhà trong 24 giờ. Nếu cơn sốt vẫn tiếp tục sau khoảng thời gian đó, hoặc giảm xuống rồi lại tăng lên, cha mẹ nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa. Các cơn sốt cao hơn 104°F nên tới viện để được kiểm tra ngay lập tức.
Cũng nên nhớ rằng nếu trẻ thực sự bị ốm, ngoài sốt, bé sẽ có các triệu chứng khác:
+ Nôn mửa, phát ban, chảy nước mũi, ho hoặc khó thở
+ Thay đổi hành vi, cáu kỉnh bất thường
+ Đau tai
+ Tăng hoặc giảm ngủ
+ Mê sảng
+ Mất hoặc tăng cảm giác thèm ăn
Trẻ bị sốt thường kèm theo cảm giác khó chịu, dễ quấy khóc cha mẹ
Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng này, cũng nên được xem xét để chẩn đoán hoàn chỉnh. Hơn nữa, các tình trạng sau đây ở trẻ sơ sinh được coi là thực sự nguy hiểm, có thể cảnh báo về bệnh nặng mà trẻ đã mắc và cần được xử lý ngay lập tức:
+ Không thể bú trong hai hoặc nhiều lần bú liên tiếp
+ Không thể khóc theo cách mạnh mẽ, thèm khát thông thường
+ Khó chịu bất thường kéo dài hơn bốn giờ và không thể làm dịu hoặc dỗ trẻ bằng cách bế hoặc cho ăn
Cha mẹ nên chuẩn bị sẵn một ít Acetaminophen cho trẻ sơ sinh – một phương pháp điều trị sốt thường được bác sĩ khuyến khích hoặc bất kỳ loại thuốc nào được bác sĩ chỉ định.
Không bao giờ cho trẻ uống aspirin, bởi loại thuốc này có liên quan đến một tình trạng đe dọa tính mạng được gọi là hội chứng Reye – một bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể, khiến thận và não sưng, thường gây tử vong cho trẻ nhỏ. Trong tất cả các trường hợp, cha mẹ nên nói chuyện với bác sĩ trước khi cho bé dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Theo Parents.