Sốt khi mang thai – Những điều mẹ bầu cần chú ý
Không bao giờ là bình thường nếu mẹ bầu bị sốt khi mang thai. Tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng tránh với hướng dẫn của chuyên gia ngay mẹ nhé.
Mẹ bầu dễ bị ốm hơn khi mang thai vì hệ thống miễn dịch của mẹ bị ức chế một cách tự nhiên. Nhưng có một số tình trạng nghiêm trọng hơn liên quan trực tiếp đến việc mang thai cũng có thể gây ra sốt cho mẹ bầu.
Hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây của chuyên gia để tìm hiểu về các bệnh có thể là nguyên nhân, cũng như giải pháp để hạn chế các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị sốt khi mang thai
Bệnh cúm
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh cúm và bị bệnh nặng do hệ thống miễn dịch của họ bị ức chế. Làm thế nào để biết đó là cúm hay chỉ là cảm lạnh? Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), bệnh cúm bùng phát nhanh chóng và các triệu chứng của mẹ trầm trọng hơn sau đó kèm theo cảm lạnh.
Nếu mẹ nghi ngờ bản thân bị cúm, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ cho mẹ những lời khuyên về việc nghỉ ngơi đúng cách, uống nhiều nước, cùng với kê thuốc kháng vi-rút để rút ngắn thời gian phát tác các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên (hay còn gọi là cảm lạnh thông thường)
Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm vi-rút ở đường hô hấp trên, bao gồm các bộ phận như xoang, đường mũi, hầu họng và thanh quản. Mẹ có thể có các triệu chứng điển hình của bệnh cúm, cũng như sổ mũi, đau họng, ho và khó thở.
Lưu ý rằng nhiễm trùng đường hô hấp trên không nghiêm trọng như cúm và thường tự khỏi. Các triệu chứng thường kéo dài từ 3 đến 14 ngày và mẹ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn bị ốm sau vài ngày, mẹ có thể đã mắc các bệnh nặng hơn như viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng liên cầu khuẩn hoặc viêm phổi. Hãy tới gặp bác sĩ ngay khi các dấu hiệu bệnh trở nặng hơn.
Nhiễm virus đường tiêu hóa
Tiêu chảy và nôn mửa do vi khuẩn GI có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho phụ nữ mang thai nếu không được điều trị, vì mất nước có thể gây ra các cơn co thắt và thậm chí là sinh non.
Các tác dụng phụ tiềm ẩn khác bao gồm hạ huyết áp, chóng mặt, suy nhược, ngất xỉu và trong trường hợp nghiêm trọng là mất cân bằng điện giải. Hầu hết các trường hợp, vi-rút này sẽ tự biến mất. Bổ sung các chất lỏng như nước và Gatorade, cũng như áp dụng chế độ ăn BRAT (chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng) là những điều mẹ bầu nên làm trong trường hợp này.
CDC khuyên mẹ nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu mẹ không thể giữ chất lỏng trong 24 giờ, bị nôn ra máu, có dấu hiệu mất nước (ít hoặc không có nước tiểu, khô miệng, khát nước, chóng mặt), nhận thấy máu khi đi tiểu hoặc mẹ bị sốt trên 101◦F.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Theo March of Dimes, có tới 10% mẹ bầu sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ của họ. Hệ thống đường tiết niệu bao gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận. Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống này và sinh sôi.
Hầu hết nhiễm trùng tiểu là nhiễm trùng bàng quang và không nghiêm trọng nếu chúng được điều trị ngay lập tức bằng thuốc kháng sinh và uống nhiều nước. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng bàng quang có thể di chuyển đến thận và gây ra nhiều biến chứng, bao gồm chuyển dạ sinh non, sinh con nhẹ cân và nhiễm trùng huyết.
Một số nhiễm trùng tiểu không có triệu chứng, nhưng một số khác có các triệu chứng như muốn đi tiểu mạnh, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục và/hoặc máu trong nước tiểu, cùng với sốt, ớn lạnh và đau vùng chậu.
Để thai kỳ an toàn như mong muốn, mẹ bầu hãy chú ý tới các triệu chứng trên đặc biệt là bị sốt khi mang thai.
Theo Parents.