Phải làm gì nếu trẻ gặp các tình huống tai nạn trong hoạt động thường nhật?
Hầu hết trẻ nhỏ đều có thể gặp phải một số chấn thương và tai nạn trong các hoạt động thường nhật. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị đứt tay, khi trẻ bị bỏng, khi có dị vật mắc trong người trẻ? Cùng tìm hiểu với chuyên gia ngay nhé.
Dị vật trong mũi hoặc tai của trẻ
Cha mẹ nên:
- Nếu trẻ có vật gì đó bám chắc vào mũi hoặc tai, hãy giữ nguyên vị trí. Cha mẹ có thể đẩy đồ vật vào sâu hơn nếu cố gắng loại bỏ.
- Đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được xử lý đúng cách.
- Nếu mũi của trẻ bị nghẹt, hãy chỉ cho trẻ cách thở bằng miệng.
Nếu trẻ bị nút pin nhét vào mũi hoặc tai, đây nên được coi là vấn đề cấp bách và cần xử lý ngay.
Trẻ bị chảy máu
Cha mẹ nên:
- Nếu máu chảy nhiều, hãy giữ chặt vết thương bằng vải sạch hoặc dùng ngón tay để ngăn máu chảy.
- Nếu có một vật thể trong vết thương, chẳng hạn như một mảnh thủy tinh, hãy ấn xung quanh các cạnh của vật thể, thay vì trực tiếp.
- Ấn cho đến khi máu ngừng chảy. Quá trình này có thể mất 10 phút hoặc hơn. Không buộc bất cứ thứ gì xung quanh vết thương quá chặt vì điều này làm ngừng tuần hoàn.
- Nếu có thể, hãy nâng chỗ bị thương lên. Điều này sẽ giúp cầm máu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cha mẹ đừng làm điều này nếu không chắc nơi bị đứt có bị gãy hay không.
- Nếu cha mẹ có thể tìm được một miếng băng sạch, hãy băng vết thương lại. Nếu máu thấm qua miếng đệm hoặc băng, hãy để yên và đặt miếng đệm hoặc băng khác lên trên.
Vết thương chảy nhiều máu đến mức mất máu nghiêm trọng là tình huống rất nguy hiểm và cần được xử lý thật sớm. Thường không cần xe cấp cứu, nhưng nếu vết cắt vẫn chảy máu hoặc có khoảng trống giữa các mép vết thương và có vật thể trong vết thương, hãy đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức. Ngoài ra, cha mẹ cần trao đổi kỹ với bác sĩ để biết sau khi xử lý vết chảy máu, có nên tiêm phòng uốn ván cho trẻ hay không.
Trẻ bị bỏng
Cha mẹ nên:
- Đặt ngay vết bỏng của trẻ dưới vòi nước lạnh để giảm độ nóng trên da. Đừng làm điều này lâu hơn 10 phút, vì trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thể bị lạnh.
- Nếu không có nước, hãy ngâm vết bỏng của trẻ với bất kỳ chất lỏng mát nào khác, chẳng hạn như sữa hoặc đồ uống lạnh khác.
- Dùng một thứ gì đó sạch và không có lông tơ, chẳng hạn như vỏ gối bông, khăn trà bằng vải lanh hoặc màng bọc thực phẩm để che vết bỏng. Việc làm này sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ.
- Nếu quần áo của trẻ bị dính vào da, đừng cố cởi chúng ra.
- Không bôi bơ, kem đánh răng, dầu hoặc thuốc mỡ lên vết bỏng vì vết bỏng sẽ phải được làm sạch trước khi có thể điều trị.
- Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng, hãy cho trẻ gặp bác sĩ hoặc đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám cụ thể. Cha mẹ cũng nên bôi thuốc cho trẻ đúng liệu trình do bác sĩ kê.
- Vết bỏng sẽ tự vỡ ra theo thời gian. Khu vực da xung quanh vết bỏng cần được thay băng bảo vệ hàng ngày. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ và y tá để được tư vấn chính xác.
Trẻ bị nhiễm điện
Cha mẹ nên:
- Luôn tắt nguồn điện trước khi đến gần trẻ.
- Nếu không thể, hãy đẩy trẻ ra khỏi nguồn điện bằng một vật bằng gỗ hoặc nhựa, chẳng hạn như cán chổi.
- Thử gõ vào chân hoặc cổ, đồng thời nói chuyện với trẻ để nhận biết phản ứng.
- Nếu không nhận được phản hồi từ trẻ, cha mẹ phải tuân theo trình tự hồi sức cấp cứu và cần gọi người đến hỗ trợ ngay lập tức.
Chúc cha mẹ thực hiện các biện pháp xử lý tình huống tai nạn cho trẻ thành công.
Theo NHS.