Nội tiết tố của mẹ sẽ thay đổi như thế nào khi mang thai
Khi mang bầu, cơ thể mẹ tiết ra các nội tiết tố (hormone) giúp cung cấp các chất dinh dưỡng đồng thời kích thích cơ thể mẹ thay đổi nhằm tạo ra một môi trường ổn định và an toàn nhất dành cho bé. Mỗi một hormone đều có một vai trò và chức năng nhất định, nhưng trong quá trình mang thai chúng ta không thể không kể đến một số những loại Hormone quan trọng sau.
Cùng tìm hiểu một vài loại Hormone sau đây để thấy được sự kỳ diệu của tạo hóa, khi một em bé đang dần được thành hình và lớn lên trong bụng mẹ nhé!
1. HCG (Human Chorionic Gonadotrophin):
Đây là một trong những hormone đặc thù được tiết ra ban đầu là buồng trứng của mẹ, sau đó là nhau thai. Trong 3 tháng đầu của giai đoạn thai kỳ, loại hormone này gia tăng một cách đột biến gây nên hiện tượng nôn mửa, ốm nghén ở mẹ. Chính vì tính chất đặc thù như vậy, mà các que thử thai được các nhà sản xuất thiết kế để có thể tìm ra được chất HCG trong nước tiểu của phụ nữ.
2. HPL (Human Placetal Lactogen):
Khá thú vị, khi loại hormone này cũng được sản xuất trực tiếp từ nhau thai giúp thai nhi duy trì và hình thành một cách ổn định. Ngoài việc nó giúp thúc đẩy quá trình phát triển của thai nhi và làm giảm hàm lượng đường do cơ thể mẹ hấp thụ thì nó còn kích thích tuyến sữa trên cơ thể mẹ để tiết ra sữa non Colostrum.
3. Estrogen:
Loại hormone này có vai trò định hình và phát triển các đặc điểm của giới tính của bào thai sau này ví dụ như độ mịn của da, giọng nói, dáng vóc, tóc, lông …. Khi mang thai, cơ thể mẹ tiết ra rất nhiều hormone này, nó thúc đẩy sự phát dục của các cơ quan sinh dục ở phụ nữ. Chính vì vậy, trong giai đoạn 3 tháng đầu này, mẹ thường có xu hướng ham muốn quan hết rất cao. Ngoài ra, Estrogen cũng đóng vai trò như một chất kích thích sự phát triện của tuyến sữa và nhũ hoa của mẹ nhằm mục đích phục vụ cho quá trình cho con bú.
4. Progesterone:
Đây là hormone rất quan trọng cùng với Estrogen góp phần vào việc tạo ra những yếu tố có lợi cho quá trình biến đổi sinh lý ở mẹ giúp ngăn chặn hiện tượng co thắt quá độ và dẫn đến sảy thai. Cũng chính nhờ loại hormone này mà, quá trình rụng trứng kết thúc, và mẹ sẽ không có kinh nguyệt trong suốt 9 tháng mang thai. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng cực kỳ to lớn khi giúp mẹ điều hòa các nội tiết tố bên trong cơ thể mẹ, co giãn mạch máu giúp các cơ quan như bụng, bang quang và các ven giản nở và đàn hồi tốt hơn.
5. Endorphin:
Mẹ vẫn thường hay cảm thấy một chút gì đó căng thẳng và mệt mỏi trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, mẹ thực ra vẫn chưa biết một điều rằng, khi mang thai, kích thước cơ thể của mẹ to ra khiến chèn ép vào các mạch máu và giây thần kinh ở dưới vùng bụng gây ra căng thẳng và mệt mỏi rất lớn cho mẹ. Thế nhưng, việc mẹ chỉ cảm thấy một chút, chính là do hormone Endorphin này làm giảm đi rất nhiều các căng thẳng do việc mang bầu gây ra. Chính vì vậy, trong quá trình mang thai, hay ăn thật nhiều hoa quả, và bổ sung đủ các chất dinh dưỡng thể tiết ra Endorphin cần thiết nhằm ức chế các căng thẳng và mệt mỏi do việc mang thai gây ra các mẹ nhé.