Nhau tiền đạo nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé?
Nhau tiền đạo (Rau tiền đạo) là một trong những biến chứng bệnh nguy hiểm xảy ra ở thời điểm phát triển và hình thành bào thai. Thông thường nhau bám ở vị trị cao trên thành tử cung nhưng vì một nguyên nhân bất thường nào đó mà nó lại nằm vắt ngang qua cổ tử cung. Tình trạng này sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mẹ, đặc biệt là khiến mẹ bị chảy máu trong giai đoạn có thai, lúc chuyển dạ và thậm chí là cả sau sinh.
Nhau tiền đạo là gì?
Mẹ có thể hiểu đơn giản nhau tiền đạo là hiện tượng mà bánh nhau không bám được vào mặt trước và sau của nội mạc tử cung mà một phần hoặc toàn bộ bánh nhau lại bám xuống dưới đáy của tử cung.
Theo một vài nghiên cứu gần đây cho biết, tỷ lệ các mẹ bầu bị nhau tiền đạo chỉ là 0.5% – 0.6% tức là cứ hơn 200 người thì mới có 1 người mắc phải. Nhau tiền đạo thường được tìm thấy nhiều ở các phụ nữ có tử cung phát triển không bình thường, đã sinh để nhiều, mang thai đôi, phụ nữ đã từng mổ đẻ, hoặc đã từng nạo phá, hút thai … Ngoài ra, phụ nữ có thói quen không tốt như hay rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ bị mắc triệu chứng này.
Phân loại nhau tiền đạo
Tử cung của mẹ có hình dạng như một cái phễu lộn ngược, có đáy rộng ở bên trên và hẹp ở dưới. Tử cung thường được chia làm 3 phần: thân, eo và cổ tử cung. Để phát triển tự nhiên, nhau thai cần phải bám vào 2/3 phía trên cái phễu, nhưng nhau tiền đạo lại bám vào 1/3 phần còn lại của cái phễu. Vậy nên, tùy vào vị trí bám của nhau thai mà người ta chia ra làm 5 loại:
Nhau tiền đạo nguy hiểm như thế nào?
Đối với mẹ:
Khi bị mắc phải triệu chứng rau tiền đạo, nguy cơ cao nhất có thể xảy ra là hiện tượng băng huyết ở mẹ. Khi mẹ mất máu nhiều, mẹ sẽ cảm thấy choáng và nếu không kịp thời truyền máu, nguy cơ tử vong là rất cao. Ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong ở mẹ do bị nhau tiền đạo vào khoảng 1.16 %. Bên cạnh đó, rối loạn đông máu cũng có thể xảy ra khi chất làm đông máu (Thromboplastin) trong nhau tiền đạo theo kênh cổ tử cung ra ngoài chứ không tuần hoàn trong cơ thể mẹ như bình thường. Tuy nhiên hiện tượng này rất ít khi xảy ra.
Đối với con:
Không những nhau tiền đạo gây nguy hiểm cho mẹ, thai nhi trong bụng cũng có thể trực tiếp bị ảnh hưởng dẫn đến suy nhược do mẹ mất máu quá nhiều. Để chấm dứt điều này, bác sĩ thường quyết định cho mẹ sinh sớm để cứu sản phụ. Vì thế, nếu mẹ bị rau tiền đạo, con có nguy cơ bị sinh non tháng và thậm chí là có thể tự vong. Tỷ lệ tử vong của con khi mẹ mắc phải nhau tiền đạo là khá cao từ 30 – 40%.