Cứt trâu trên đầu bé thường lành tính và không ảnh hưởng gì đến bé. Tuy nhiên, khi trẻ bị cứt trâu sẽ ngứa ngáy và khó chịu, đôi khi gây mất thẩm mỹ, khiến các bà mẹ lo lắng tìm cách trị cứt trâu cho bé.

Mẹo xử lý cứt trâu trên đầu bé

Cứt trâu là những vảy cứng trên da đầu bé có màu vàng hoặc xám, thường tập trung thành từng đám hoặc toàn bộ da đầu. Hiện tượng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong vài tuần tuổi, chúng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng khá mất thẩm mỹ. Tình trạng trẻ sơ sinh bị cứt trâu thường khiến mẹ thấy khó chịu, nhưng bản thân những mảng bám này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của bé. Tuy nhiên nếu không vệ sinh và chăm sóc đúng cách sẽ gây viêm nhiễm không tốt cho bé.

Thực tế, nhiều người cho rằng trẻ bị "cứt trâu" là do mẹ không chăm sóc bé sạch sẽ, để bé bị bẩn. Một số khác lại cho rằng trẻ bị "cứt trâu" là do nhiễm trùng hoặc cơ địa dị ứng. Cho đến nay, các nhà khoa học cũng chưa tìm ra nguyên nhân về tình trạng này ở trẻ

Mẹo xử lý cứt trâu trên đầu bé

Phần lớn cho rằng nguyên nhân trẻ bị cứt trâu là do tuyến bã nhờn của nang lông hoạt động quá mạnh. Khi bã nhờ tiết ra kết dính với tế bào chết sẽ làm cản trở quá trình bong tróc của tế bào, dẫn tới các mảng bám bẩn trên da đầu bé, mà người ta gọi là cứt trâu.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng cứt trâu ở trẻ như:

+ Nội tiết tố của trẻ vẫn còn ở trong máu của bé

+ Hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ trưởng thành nên không thể hấp thụ đủ biotin và vitamin E cần thiết

+ Khi hiện tượng này kết hợp với trời nóng bức, ít gội đầu thường xuyên làm tuyến bã nhờn dính chặt, tạo môi trường cho vi khuẩn và nấm sinh sôi. Tình trạng này có thể gây ra cho trẻ ngứa ngáy, khó chịu.

Hiện tượng cứt trâu của bé sẽ biến mất dần khi trẻ lớn lên, đến hơn 1 tuổi thì hết hẳn. Nếu mẹ thấy cứt trâu trên đầu trẻ là lớp mỏng thì không cần quá lo ngại nhưng nếu chúng đóng thành từng tảng dày bết, trẻ có dấu hiệu ngứa, gãi thường xuyên thì dễ biến chứng thành nhiễm khuẩn, viêm da đầu.

 Một số cách trị cứt trâu ở trẻ nhỏ:

 Một số cách trị cứt trâu ở trẻ nhỏ:

+ Dùng Vaseline bôi lên đầu của bé và để khoảng 2 tiếng, sau đó lấy tay xoa nhẹ, lớp cứt trâu bong ra, cứ thế khoảng 2- 3 ngày sẽ giúp những mảng cứt trâu mềm và bong ra.

+ Pha nước chè mạn thật đặc rồi dùng khăn xô thấm nước chè đó vào chỗ cứt trâu trên đầu bé. Các mẹ nên chấm nhẹ thôi và làm nhiều lần. Thậm chí nếu cần thiết, các mẹ có thể đắp cả khăn thấm nước chè lên đầu bé. Làm biện pháp này liên tục trong một thời gian sẽ hết cứt trâu trên đầu bé. Tất nhiên nếu sử dụng bằng phương pháp này, các mẹ nên hạn chế tắm gội cho bé bằng dầu gội đầu.

+ Lấy một ít nước cốt quả chanh bôi lên chỗ cứt trâu, đợi khoảng 15 phút cho nó bở ra rồi gội đầu cho bé. Khi gội đầu chỉ cần lấy khăn mềm xoa nhẹ là cứt trâu sẽ tự bong ra hết.

+ Lấy một ít dầu dừa lên vùng chân tóc có mảng bám và để yên khoảng 3-5 phút. Dùng bàn chải mềm để massage nhẹ trên vùng da bị ảnh hưởng bởi các mảng vảy. Sau đó, gội đầu bé nhẹ nhàng với dầu gội cho trẻ sơ sinh. Sau đó, xả sạch với nước và thấm khô đầu tóc bé bằng một chiếc khăn mềm.

+ Baking soda hay bột nở cũng được sử dụng để trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh. Cách làm rất đơn giản: Trộn lẫn 1-2 muỗng baking soda với một ít nước để tạo thành hỗn hợp hơi sền sệt, sau đó thoa lên vùng da bị bám vảy. Để yên trong một vài phút rồi dùng bàn chải mềm để massage da đầu bé. Sau đó, bạn giúp bé gội lại với nước sạch.

+ Sử dụng một số loại dầu gội đầu chuyên dụng cũng là một trong những biện pháp để loại bỏ cứt trâu trên đầu của bé một cách hiệu quả và không gây hại cho bé.

Những trường hợp nghiêm trọng hơn bạn hãy đưa bé đến các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị:

+ Tình trạng đóng vảy dày và lan rộng trên da đầu, da mặt bé.

+ Vùng đóng vảy bị chảy máu.

+ Vùng đóng vảy có mùi lạ, khó chịu.

Tình trạng cứt trâu ở trẻ sơ sinh thường khiến mẹ thấy khó chịu, nhưng bản thân những mảng bám này không gây hại gì cho bé. Do đó, mẹ không cần quá lo lắng khi các biện pháp tại nhà không phát huy hiệu quả như mong muốn. Một số loại dầu gội trị gàu và mảng bám trên da đầu có thể được sử dụng trong trường hợp này. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê cho bé các loại thuốc kháng viêm. Trong trường hợp bé bị nhiễm nấm, bé sẽ cần được sử dụng các dược phẩm trị nấm.