Mẹ có nên uống canxi trong tháng cuối thai kỳ?
Trong suốt khoảng thời gian hơn 9 tháng mang thai cho tới sau khi sinh mẹ luôn được nhắc nhở cần bổ sung đủ lượng can-xi cần thiết để bé yêu phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có những “lời đồn” về việc vôi hóa nhau thai trong tháng cuối nên xuất hiện câu hỏi: Tháng cuối thai kỳ có nên uống canxi không?
Uống bao nhiêu canxi trong tháng cuối?
Bà bầu cần khoảng 1.200-1.500mg canxi/ ngày. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể bổ sung canxi từ các nguồn thực phẩm tự nhiên hoặc dùng canxi dạng uống nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu cơ thể hấp thu một lượng lớn canxi, vượt quá 2.500mg/ngày có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe.
Trong tháng cuối thai kỳ, mỗi ngày mẹ cần phải được cung cấp từ 150 đến 450mg canxi. mới đủ lượng canxi cho sự phát triển toàn diện của mẹ và bé yêu trong bụng. Trong cùng một thời điểm, cơ thể chỉ hấp thu được tối đa 500mg canxi. Vì vậy, nếu cần bổ sung một lượng lớn canxi, bạn nên chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày để đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
Hiện tượng can-xi hóa nhau thai
Vôi hóa nhau thai hay còn gọi là hiện tượng can-xi hóa bánh nhau thai là điều khiến nhiều mẹ lo lắng ở tháng cuối thai kỳ. Cũng từ đây xuất hiện lời truyền miệng về việc ngưng uống canxi thời điểm 37-38 tuần thai.
Tuy nhiên, chính các bác sĩ chuyên khoa khẳng định hiện tượng chỉ là sự lắng đọng can-xi giữa bánh rau và cơ tử cung, xuất hiện ở những thai gần đủ tháng. Điều này chỉ nói lên sự trưởng thành của thai chứ không có nghĩa là bánh rau bị thoái hóa.
Khi đi khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra độ canxi hóa rau thai, bác sĩ cũng đánh giá được độ trưởng thành của thai nhi. Rau thai vôi hóa độ 3 cho thấy, chức năng phổi thai nhi đã bắt đầu hoàn thiện, bé có thể dần thích nghi và hoàn toàn có thể sống khi ra ngoài môi trường.
Mức độ vôi hóa của rau thai được chia làm ba cấp độ, độ trưởng thành cao nhất của rau thai là độ 3. Tuổi thai càng lớn thì độ trưởng thành của rau thai càng cao. Nếu thai dưới 33 tuần tuổi mà bị vôi hóa cấp độ 2 hoặc 3 thì mẹ cần đi khám thai thường xuyên.
Với những mẹ thắc mắc can-xi hóa rau thai ảnh hưởng không lớn đến quá trình trao đổi chất của bánh rau lại càng không đáng lo. Thực ra sự trao đổi chất xảy ra tại các hồ huyết nằm giữa bánh rau, trong khi canxi chỉ lắng đọng quanh riềm các múi rau. Chỉ khi ở mức độ vôi hóa độ 3(độ cao nhất), cho thấy thai nhi đã trưởng thành thì cần theo dõi chặt chẽ, tránh hiện tượng để thai quá lâu, có thể gây già thai khiến bé bị sụt cân trong bụng mẹ. Việc sinh mổ hay sinh thường cũng sẽ được bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể.
Uống canxi có tác dụng phụ không?
Nếu uống đủ lượng và đúng cách, canxi hầu như không có tác dụng phụ với bà bầu. Nếu mẹ bầu uống canxi bị đi ngoài, tiêu chảy khả năng lớn do lượng canxi gây nên rối loạn tiêu hóa. Mẹ có thể thử giảm lượng can-xi một phần và đổi sang uống loại can-xi khác xem triệu chứng có bớt. Trong lần khám thai định kỳ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết tình trạng cơ thể như thế nào. Nếu tình trạng tái diễn nhiều ngày thì khi đi khám ngay.
Với mẹ bị buồn nôn có thể chia nhiều lần trong ngày, khi uống xong thì ăn ngay một món gì thơm ngon để át mùi đi của can-xi đi. Nếu buồn nôn thường xuyên và kết hợp với một số dấu hiệu khác như táo bón, co cứng cơ, đi tiểu nhiều thì có thể là dấu hiệu của thừa can-xi.
Tiêu chuẩn phòng khám làm xét nghiệm canxi tốt
Để biết tình trạng can-xi của cơ thể là thiếu hay thừa các mẹ nên đi xét nghiệm ở bất kỳ khoa sản của bệnh viện lớn hoặc các phòng khám nên có tiêu chuẩn:
Trung tâm y tế, bệnh viện ở gần nhà
Có sự tư vấn tốt, tận tình với các thông số bạn không hiểu
Có dịch vụ tư vấn về dinh dưỡng, thuốc ngay sau khi xét nghiệm thì càng tốt
Có thể làm nhiều loại xét nghiệm khác nhau
Nếu còn băn khoăn bà bầu tháng cuối thai kỳ có nên uống canxi hay không, sau bài viết này mẹ có thể tìm được câu trả lời thỏa đáng cho mình.