Hỏi – Đáp những vấn đề khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sốt cùng chuyên gia
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị sốt. Điều này khiến cha mẹ luôn lo lắng. Hãy cùng chuyên gia giải quyết những vấn đề khi trẻ bị sốt trong bài viết dưới đây cha mẹ nhé.
Nên sử dụng loại nhiệt kế nào?
Nếu trẻ dưới ba tuổi, nhiệt kế trực tràng sẽ cho kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, loại nhiệt kế này có nhược điểm là mất thời gian đo nhiệt độ khá lâu và khó có thể giữ trẻ nằm yên trong khoảng thời gian đó.
Nhiệt kế hồng ngoại đo trán cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Vậy nên, cha mẹ có thể sử dụng nhiệt kế điện tử hoặc nhiệt kế hồng ngoại, với thời gian đo nhanh hơn, có thể đo ở nhiều vị trí khác nhau, thuận tiện hơn nhiệt kế trực tràng như nhiệt kế đo miệng, nhiệt kế đo trán, nhiệt kế đo tai hoặc nhiệt kế đo nách cho trẻ. Nên nhớ, tuyệt đối không sử dụng nhiệt kế thủy ngân cho trẻ sơ sinh.
Sốt cao có thể khiến trẻ bị ảo giác không?
Mặc dù người lớn có nhiều khả năng bị ảo giác do nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn so với trẻ em, nhưng trẻ nhỏ đang sốt cũng có thể nhìn thấy những thứ không có thực (ảo giác). Sốt cao từ 102◦F trở lên có nhiều khả năng gây ra ảo giác cho trẻ. Mặc dù, ảo giác có thể khiến trẻ sợ hãi nhưng chúng vô hại.
Trẻ có bị co giật do sốt không?
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Co giật do sốt là do nhiệt độ tăng vọt nhanh chóng, làm gián đoạn hoạt động điện bình thường của não. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ mắc phải nếu tiền sử gia đình có người mắc hoặc nếu trẻ bị co giật trong vòng một năm trở lại.
Mặc dù các triệu chứng điển hình như đảo mắt, co giật và thậm chí nôn mửa... gây khó chịu khi theo dõi, nhưng các cơn co giật do sốt hiếm khi gây hại cho trẻ và không khiến trẻ mắc chứng động kinh. Nếu có, hãy giữ trẻ nằm trên sàn và tránh xa các vật sắc nhọn, đồng thời quay đầu sang một bên để lưỡi không cản trở hô hấp. Gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ tới bệnh viện nếu co giật kéo dài hơn năm phút.
Nếu cơn sốt của trẻ tăng trên 106◦F, có thể gây tổn thương não của trẻ không?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sốt cao có thể gặp nguy hiểm tới sức khỏe
Câu trả lời là có. Một cơn sốt cao có thể gây thương tật vĩnh viễn, nhưng hầu như không bao giờ để lại hậu quả của bệnh tật. Tổn thương não rất có thể xảy ra nếu trẻ bị say nắng (chẳng hạn như ngồi trong xe hơi nóng vào mùa hè, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu...).
Những tình trạng sốt nguy hiểm cần được kiểm tra ngay
Hãy cho bác sĩ của trẻ biết ngay lập tức nếu trẻ kêu đau họng, đau tai hoặc đau khi đi tiểu. Vì những dấu hiệu này có thể báo hiệu viêm họng, nhiễm trùng tai hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tất cả đều có thể cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Cha mẹ cũng nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra nếu trẻ có các triệu chứng mất nước, chẳng hạn như đi tiểu ít hơn bình thường, không tiết ra nước mắt khi khóc hoặc có vẻ kém tỉnh táo hơn bình thường.
Mặc dù hiếm gặp nhưng một số triệu chứng nhất định (thường kèm theo sốt) cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Nhập viện ngày nếu trẻ khó thở, quấy khóc không yên, khó thức dậy hoặc phát ban hay có các đốm tím trông như hoa cúc trên da (cả hai dấu hiệu đều có thể chỉ ra bệnh Meningococcemia, một bệnh có khả năng gây tử vong nhiễm trùng máu).
Ngoài ra, nếu lưỡi, môi hoặc móng tay của trẻ có màu xanh (dấu hiệu cho thấy trẻ có thể không được cung cấp đủ oxy), trẻ bị cứng cổ (dấu hiệu có thể là của bệnh viêm màng não) hoặc đau bụng dữ dội (có thể là viêm ruột thừa), cha mẹ cũng nên gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu trẻ dưới 2 tuổi và cơn sốt kéo dài hơn 24 giờ.
Đối với trẻ lớn hơn, có thể đợi ba ngày trước khi đưa trẻ tới gặp bác sĩ trừ khi trẻ có các triệu chứng gợi ý bệnh cúm theo mùa hoặc H1N1. Thêm vào đó, nếu cơn sốt của trẻ biến mất và sau đó quay trở lại, trẻ có thể đã bị nhiễm trùng thứ phát, cũng cần được thăm khám cụ thể.
Theo Parents.