Hạn chế đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ở trẻ dưới 6 tháng tuổi như thế nào?
Đau bung, tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa là những cơn ác mộng của mẹ có con nhỏ. Những vấn đề này thường khó chữa, tái đi tái lại, khiến bé không thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ phải làm gì để giúp bé tránh khỏi những vấn đề này?
Sử dụng những loại sữa đảm bảo chất lượng
Tất cả các tổ chức y tế uy tín trên thế giới đều công nhận, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết và đặc biệt là một lượng lớn những kháng thể tự nhiên, thành phần không thể tìm thấy ở bất kỳ nguồn nào khác.
Tuy nhiên cuộc sống hiện tại quá bận rộn nên không phải bé nào cũng được hưởng trọn vẹn những lợi ích từ dòng sữa ấm áp này. Thông thường các mẹ sẽ đi làm sau khi sinh khoảng 6 tháng nên bên cạnh sữa mẹ, bé sẽ được làm quen với sữa công thức ngay từ khi chào đời. Ngoài ra một số mẹ quyết tâm nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cũng sẽ chọn cách vắt sữa ở nhà cho bé bú, khi đó, việc bảo quản là một vấn đề quan trọng mà mẹ nên quan tâm. Bởi lúc này, chất lượng của sữa là yếu tố hàng đầu quyết định sức khỏe, sức đề kháng của con yêu.
Với những bé sử dụng sữa công thức, để tránh mua phải sản phẩm chất lượng kém, hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường mẹ nên tìm đến những thương hiệu uy tín trong và ngoài nước với chất lượng được thẩm định bởi những cơ quan có thẩm quyền và phân phối tại những showroom, cửa hàng siêu thị lớn và uy tín. Khi pha mẹ cũng cần lưu ý tới hướng dẫn của nhà sản xuất, hạn sử dụng của sản phẩm, nhiệt độ pha thích hợp, thời gian sử dụng sau khi pha, tuyệt đối không cho bé sử dụng sản phẩm quá hạn hoặc sữa để lâu ngoài không khí.
Còn nếu mẹ muốn cho bé sử dụng sữa mẹ vắt ra, hãy lưu ý tới bình chứa sản phẩm, tốt nhất nên là bình thủy tinh, nếu không thì sẽ là những loại nhựa an toàn. Mẹ nên đặt sữa vào ngăn mát của tủ lạnh và sử dụng trong ngày, nếu thừa thì mới bảo quản trên ngăn đá. Ngoài ra trước khi dùng đừng quên hâm lại sữa tới nhiệt độ thích hợp để đảm bảo vệ sinh, tránh việc bé bị lạnh bụng nhé. Nếu bé bú không hết mẹ nên bỏ đi chứ tuyệt đối không sử dụng sữa để lâu ngoài không khí.
Áp dụng các phương pháp tiệt trùng bình sữa an toàn và hiệu quả
Sữa mẹ hay sữa công thức không những nguồn cung cấp một lượng dinh dưỡng dồi dào cho bé mà còn là môi trường hoàn hảo cho sự phát triển của các loài sinh vật, nấm mốc có hại. Bởi vậy, để đảm bảo vệ sinh an toàn, bảo vệ bé yêu khỏi những vấn đề gây ra bởi nhiễm khuẩn như đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa thì mẹ không thể bỏ qua bước tiệt trùng bình sữa, đặc biệt là với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Có 2 cách cho mẹ là tiệt trùng với nước rửa bình sữa, hay tiệt trùng với nhiệt độ cao như dùng nồi luộc, máy tiệt trùng hay lò vi sóng. Tuy nhiên lời khuyên đưa ra là mẹ nên sử dụng kết hợp 2 phương pháp này để có thể bù đắp những ưu nhược điểm của nhau từ đó mang tới hiệu quả tốt nhất.
Nói về những phương pháp tiệt trùng bằng nhiệt, hiệu quả là điều không phải bàn cãi, tuy nhiên cũng có một số nhược điểm cần xem xét.
Đầu tiên, các loại bình sữa bằng nhựa thường không bền với nhiệt, nếu mẹ áp dụng phương pháp này quá nhiều lần trong ngày sẽ khiến sản phẩm nhanh chóng bị nứt vỡ, biến màu, biến dạng, làm giảm chất lượng, rút ngắn thời gian sử dụng của sản phẩm. Bên cạnh đó phương pháp này thường yêu cầu những dụng cụ khá lích kích như nồi, lò vi sóng, máy tiệt trùng nên rất khó có thể mang theo và sử dụng mỗi khi đi du lịch, picnic hay về quê.
Trong khi đó việc sử dụng nước rửa bình sữa em bé rất tiện lợi, dễ dàng, có thể mang theo bất cứ đâu khi cần thiết. Không những vậy, là phương pháp tiệt trùng duy nhất không dùng nhiệt nên sẽ giúp tránh được những vấn đề đáng tiếc như đã phân tích trên. Chính bởi vậy, trong ngày mẹ chỉ nên sử dụng nhiệt độ cao để tiệt trùng 1 lần, những thời điểm khác nước rửa bình sữa sẽ là lựa chọn phù hơp hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, khi lựa chọn nước rửa bình sữa, để đảm bảo an toàn cho bé mẹ nên đặc biệt lưu ý tới thành phần của sản phẩm. Những sản phẩm chứa hóa chất tẩy rửa tổng hợp mặc dù có hiệu quả làm sạch rất cao nhưng lại nằm trong danh sách cần loại bỏ, bởi những chất này là nguyên nhân gây ra những vấn đề về da, suy giảm miễn dịch và viêm đường hô hấp.
Thay vào đó, mẹ nên chọn những sản phẩm nước rửa bình sữa được sản xuất bởi những thương hiệu uy tín như Combi, Chicco với thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên, hiệu quả cao đồng thời an toàn cho bé.
Mẹ có thể tham khảo thêm một số thông tin về những sản phẩm đang được tin dùng nhất tại MamanBéBé nhé!
Chỉ cho bé ăn dặm khi trên 5 tháng tuổi
Mẹ Việt có một lỗi rất lớn đó là thường hay so sánh con mình và với những đứa trẻ khác, cùng một độ tuổi, nếu bé khác ăn tốt hơn, cân nặng cao hơn thì được cho là tốt. Chính bởi sức ép vô hình này đã khiến cho rất nhiều mẹ quyết định cho con ăn dặm ngay từ sớm, khi bé mới chỉ được 4 thậm chí 3 tuổi. Nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại, nếu để ý và so sánh các mẹ sẽ thẩy rằng, các bé ăn dặm từ 5 -6 tháng tuổi thường rất ít khi gặp phải những vấn đề về đường ruột như đau bụng, phân sống tiêu chảy như những trẻ được ăn dặm sớm.
Nguyên nhân là bởi đường ruột của trẻ dưới 5 tháng tuổi chưa hoàn thiện, chưa có đủ enzim để tiêu hóa mà ở dạng đường ruột mở cho những đại phân tử thẩm thấu qua, điều này rất hoàn hảo cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa nhưng đồng thời lại trở thành một nguy cơ lớn ảnh hưởng tới sức khỏe khi cho trẻ ăn dặm sớm.
Khi dưới 5 tháng tuổi, việc bé tiếp xúc với thức ăn ngoài sữa sẽ khiến bé không thể hấp thu hết, đồng thời là cơ hội cho vi sinh vật có hại tấn công đường ruột gây ra tình trạng rối loạn, tiêu chảy, ảnh hưởng lâu dài tới hệ tiêu hóa của bé.
Chính bởi vậy để bảo vệ sức khỏe của bé, mẹ chỉ lên cho bé ăn dặm khi bé đạt độ tuổi tối thiểu là 5 tháng.