Đau vùng xương chậu sau sinh, mẹ phải làm sao?
Đau vùng xương chậu sau sinh là một tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau xương chậu sau sinh, nhưng dù với bất cứ nguyên nhân nào nó cũng mang đến sự khó chịu cho các mẹ.
Khung xương chậu gồm có 3 phần trong đó 2 bên xương chậu được nối với nhau bằng mu khớp xương ở phía trước – khớp xương này là một khớp cứng có khả năng co giãn nhờ hệ thống dây chằng. Đây là bộ phận hỗ trợ đường ruột, bàng quang và tử cung (dạ con). Tình trạng đau xương chậu sau sinh có thể gây khó khăn trong việc siết chặt các cơ bắp dưới bàng quang, gây ra tình trạng són tiểu, tiểu tiện không kiểm soát. Điều này khiến không ít chị em rơi vào tình trạng khó xử và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, xương chậu cũng ảnh hưởng đến các cơ âm đạo. Nếu bị đau vùng xương chậu sẽ khiến “chuyện ấy” sau sinh gặp khó khăn. Nếu không khắc phục sớm, có thể khiến tử cung võng xuống gây ra tình trạng sa tử cung.
Nguyên nhân ban đầu có thể do bị viêm nhiễm, sinh con hoặc một vài chấn thương khác, hoặc thậm chí là tư thế nằm, ngồi sai. Khi cơn đau trở thành mãn tính, nguyên nhân thường xuất phát từ những nhóm cơ vùng xương chậu
Đôi khi cơn đau bắt nguồn từ việc nhiễm trùng xương chậu hoặc chấn thương xương chậu. Đó là khi chúng siết chặt gần vùng bị đau để cố gắng bảo vệ vùng xương chậu không bị tổn thương thêm nữa.
Cũng có thể, trong quá trình chuyển dạ và sinh con, phần khung xương chậu phải giãn ra để đầu em bé có thể lọt khỏi tử cung của mẹ và ra ngoài. Điều này có thể để lại các vết thâm tím, sưng tấy ở vùng xương chậu, gây ra sự đau nhức sau khi sinh.
Biểu hiệu đau xương chậu sau sinh
Đau xương chậu sau sinh thường kéo dài khoảng 3 tháng ở những người sinh thường còn với những người sinh mổ thì có thời gian đau xương chậu ngắn hơn. Khi đó chị em sẽ có cảm giác đau từ vùng thắt lưng, đau hông, khi di chuyển, xương chậu cọ xát, va chạm nghe thấy tiếng, cơ đau kéo dọc xuống đùi nhưng cũng có thể đau giữ hai chân. Đặc biệt ở trường hợp chị em phải rặng trong thời gian dài, sinh con to hay vết rách dài, nghiêm trọng thì tình trạng đau xương chậu còn nặng nề hơn cảm giác vùng âm đạo với hậu môn bị tê liệt khiến quá trình đi vệ sinh vô cùng khó khăn và đau đớn.
Để hạn chế tình trạng đau xương chậu sau sinh chị em cần lưu ý những điều sau:
Tắm nước ấm
Việc tắm nước ẩm không chỉ giúp tinh thần thoải mái, thư giãn mà còn giúp cải thiện, làm giảm cơn đau xương chậu sau sinh. Khi ngâm bạn có thể cho thêm một vài giọt tinh dầu bạn yêu thích có thể là hoa cúc, hoa nhài, hoa hồng hay lavender...
Bổ sung chất dinh dưỡng
Bổ sung chất dinh dưỡng sau sinh là việc làm vô cùng quan trong không những cung cấp sữa và chất dinh dưỡng cho con bú mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi cơ thể, đặc biệt chế độ ăn đảm bảo cũng sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng đau xương chậu.
Thực hiện những động tác tập luyện cho khung xương chậu
+ Hãy hít vào thật sâu và khi thở ra thì bạn nhẹ nhàng siết chặt các cơ sàn chậu. Hãy cố gắng để không són tiểu hoặc “xì hơi”.
+ Giữ tư thế siết chặt cơ chậu trong 4-5 giây và hít thở như bình thường. Bạn có thể cảm thấy cơ bụng dưới thắt chặt. Đó là dấu hiệu tốt.
Ngay cả những người sinh mổ cũng có thể thực hiện bài tập này. Khi những mũi khâu đã khô ráo bạn có thể bắt đầu luyện tập. Tuy nhiên, trong trường hợp mũi khâu quá chặt bạn có thể bị đau khi tập. Để tránh bị đau, hãy tập trung thư giãn vùng xương chậu. Sau mỗi lần thắt chặt xương chậu, hãy thư giãn thật thoải mái trong khoảng 10 đến 15 giây trước khi bắt đầu siết chặt lần tiếp theo. Hãy thật thoải mái và đảm bảo rằng hơi thở vẫn như bình thường.
Thăm khám từ bác sĩ chuyên khoa
Nếu thực hiện các điều trên mà mẹ không thấy đỡ, có thể đến gặp các bác sĩ chuyên khoa.
Bác sĩ có thể tác động lên những nhóm cơ này và các mô liên quan để giải phóng điểm đau, xoa dịu vùng hạn chế thông qua các bài vật lý trị liệu hàng tuần. Bác sĩ cũng huấn luyện bạn cách tập tại nhà để giúp thư giãn các cơ bị căng và gia tăng sức mạnh của các nhóm cơ yếu. Việc trị liệu có thể mất vài tháng, phụ thuộc vào độ nặng nhẹ và phức tạp của cơn đau.