Cùng trẻ vượt qua cơn cảm lạnh đầu mùa với các biện pháp từ chuyên gia
Việc trẻ bị cảm lạnh khi chuyển mùa hoặc vào đầu mùa đông là rất dễ xảy ra. Với các biện pháp từ chuyên gia dưới đây, cha mẹ sẽ cùng trẻ vượt qua chứng bệnh khó ưa này một cách dễ dàng.
Hiểu về cảm lạnh
Cảm lạnh có thể bất ngờ ập đến ngay cả khi trẻ hoạt động bình thường. Mặc dù trẻ được sinh ra với một số khả năng miễn dịch từ mẹ đối với bệnh tật – vốn được tăng cường khi bú sữa mẹ, nhưng trẻ không được bảo vệ hoàn toàn trước sự thay đổi liên tục của các loại vi rút gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Điều này có nghĩa là hầu hết trẻ sơ sinh khỏe mạnh có thể bị cảm lạnh từ sáu đến tám lần trước sinh nhật đầu tiên. Về mặt tích cực, chúng sẽ giúp trẻ bắt đầu hình thành khả năng miễn dịch của riêng mình.
Đối với nhiều bậc cha mẹ, mối quan tâm thực sự là quyết định xem trẻ đơn giản bị cảm lạnh hay mắc bệnh lý nào nghiêm trọng hơn không. Hít thở sâu và đối mặt với thử thách này, cha mẹ sẽ dễ dàng nhận ra khi biết các dấu hiệu.
Vòng đời của cảm lạnh
Cảm lạnh thông thường đến chậm và kéo dài khoảng 9 ngày. Chuyên gia chia nhỏ chu kỳ thành ba ngày đầu, ba ngày giữa và ba ngày cuối.
Với ba ngày đầu
Trong ba ngày đầu tiên, khi trẻ bị lây bệnh, trẻ có vẻ quấy khóc hơn bình thường, giảm cảm giác thèm ăn và thậm chí còn bị sốt. Nếu bé dưới 3 tháng tuổi và nhiệt độ trực tràng trên 100,4 độ F, hãy gọi ngay cho bác sĩ nhi khoa để được tư vấn và hướng dẫn.
Một tin tốt là khi trẻ còn là trẻ mẫu giáo, cảm lạnh chỉ làm nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ. Vào ngày thứ hai hoặc thứ ba, trẻ sẽ chảy nước mũi, báo hiệu rằng hệ thống miễn dịch của trẻ đang chống lại vi rút.
Trong giai đoạn này, dịch mũi trong và loãng, chảy liên tục. Tuy nhiên, cha mẹ không nên cố gắng khiến trẻ xì mũi quá nhiều lần do điều này có thể sẽ khiến trẻ khó chịu hơn là sổ mũi.
Với ba ngày giữa
Trong giai đoạn giữa của cảm lạnh, sốt thường đã hết, trẻ có thể bớt quấy khóc và ăn uống tốt hơn. Dịch mũi sẽ đặc hơn một chút và có thể chuyển sang màu vàng nhạt.
Trẻ bây giờ sẽ có nghẹt mũi và sổ mũi cùng lúc. Đây cũng là lúc trẻ có thể bị ho. Khi trẻ nằm ngửa, dịch mũi sẽ chảy theo đường mũi xuống phía sau cổ họng và tạo ra phản ứng ho để đẩy chất lỏng ra khỏi phổi. Vì thế, trẻ sẽ khó ngủ hơn.
Với ba ngày cuối
Cảm lạnh có thể kéo dài. Trong ba ngày cuối cùng, dịch nhầy càng đặc hơn. Nhưng vào lúc này, trẻ đã có thể hoạt động bình thường cả về nhu cầu ăn hay khả năng ngủ.
Làm thế nào để vượt qua cơn cảm lạnh đầu mùa cùng trẻ
Cho đến khi trẻ được tiêm mũi phòng bệnh đầu tiên, cha mẹ nên hết sức thận trọng. Tốt nhất, đối với trẻ sơ sinh nên tránh nơi đông người và nên để bé ở nhà. Sau hai tháng chào đời đầu tiên, dưới đây là một số cách để cha mẹ cùng trẻ vượt qua cơn cảm lạnh:
Giữ em bé gần
Khi trẻ đi ra ngoài, hãy tránh xa bất kỳ ai đang ho hoặc hắt hơi sáu bước chân. Người lạ ít có khả năng chạm vào tay và mặt của trẻ khi trẻ gắn bó với cha mẹ. Nếu trẻ ngồi trong xe đẩy, hãy hạ màn chụp và phủ một tấm chăn nhẹ cho trẻ.
Từ chối người ốm
Yêu cầu những khách đã bị ốm ngừng thăm khám cho đến khi họ không còn triệu chứng và hết sốt trong ít nhất 24 giờ (mà không dùng thuốc hạ sốt). Cho phép trẻ nhỏ nhìn vào em bé nhưng không được chạm vào em bé.
Rửa tay thường xuyên
Rất nhiều vi trùng trên tay mỗi người. Rửa tay với xà phòng đúng cách trong ít nhất 20 giây mỗi khi đi vào từ một nơi công cộng, sử dụng phòng tắm, ăn hoặc thay tã là một cách hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh tật.
Phân chứa đầy vi khuẩn và nếu phân đến miệng trẻ sơ sinh, có thể gây tiêu chảy và nôn mửa. Nếu không có sẵn xà phòng, cha mẹ có thể cất sẵn nước rửa tay chứa cồn trong túi xách hoặc bên cạnh bàn thay đồ hay bất cứu chỗ nào thuận tiện trong gia đình.
Tiếp tục cho trẻ bú mẹ
Các nghiên cứu cho thấy cảm lạnh nghiêm trọng, nhiễm trùng tai và cổ họng giảm 63% ở trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời. Trẻ bú mẹ cũng ít có khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp và dạ dày hơn.
Khử trùng bề mặt
Vi trùng có thể sống hàng giờ trên những thứ như xe đẩy hàng. Vì vậy, hãy giữ một gói khăn lau khử trùng trong túi tã của trẻ.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tại địa điểm công cộng
Phòng chờ chứa đầy vi trùng, ngay cả khi có các phòng chăm sóc bệnh nhân riêng biệt. Nếu phải đưa trẻ tới bệnh viện hoặc phòng khám, hãy chọn giờ đầu tiên hoặc cuối cùng trong ngày, khi trẻ ít có khả năng gặp phải đám đông mắc bệnh.
Đừng trì hoãn hoặc bỏ qua bất kỳ loại vắc xin nào của trẻ
Tuân theo lịch tiêm chủng là cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh như sởi, viêm màng não và thủy đậu. Bởi vì không gặp những căn bệnh này thường xuyên, nên các bậc cha mẹ nghĩ rằng không cần những loại vắc xin này. Nhưng không, đây là hành động sai lầm.
Tiêm phòng đúng lịch
Đặc biệt, các bà mẹ sắp sinh cần tiêm vắc xin cúm và ho gà. Tiêm phòng cúm khi đang mang thai sẽ truyền các kháng thể sang cho thai nhi trong khoảng sáu tháng (Trẻ sơ sinh không được chủng ngừa cúm cho đến khi được 6 tháng tuổi).
Cúm có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh, với bất kỳ tác dụng phụ nào mà trẻ có thể gặp phải do tiêm (sốt nhẹ, buồn nôn...). Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyến cáo rằng các bà mẹ tương lai cũng nên tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà trong khoảng từ 27 đến 36 tuần trước sinh để không truyền bệnh cho trẻ sơ sinh chưa được tiêm phòng. Tất cả mọi người thân cận của trẻ cũng cần được chủng ngừa.
Tăng khả năng miễn dịch của cha mẹ
Thật khó để ngủ đủ giấc khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Nhưng hãy làm tất cả những gì có thể để nhắm mắt lại, ngay cả khi điều đó có nghĩa là chợp mắt trong ngày. Hãy chắc chắn rằng cha mẹ ăn ngon miệng. Giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh sẽ giúp cha mẹ chống lại các bệnh tật có thể truyền sang trẻ, trong đó có cảm lạnh.
Theo Parents.