Chọn đồ dùng khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé yêu bắt đầu ăn dặm. Chế biến đồ ăn dặm đòi hỏi sự tỉ mỉ, đa dạng đồng thời hợp vệ sinh. Chính vì vậy, ngoài việc chú ý tới nguyên liệu và công thức món ăn thì việc chọn lựa dụng cụ đúng cách cần thiết cho quá trình ăn dặm. Dưới đây là danh sách đồ dùng cho bé ăn dặm theo tiêu chuẩn của mẹ Nhật MamanBébé gợi ý mà bạn có thể tham khảo.
Dụng cụ cho bé ăn dặm
Thìa( Muỗng)
Bạn có thể tận dụng những loại thìa nhỏ có sẵn trong gia đình cho bé ăn dặm nhưng cần để riêng từng dụng cụ, tránh dùng chung vì có thể lây nhiễm bệnh.
Nếu chọ lựa đồ mới, nên dùng thìa bằng chất nhựa mềm, tốt, đầu thìa nhỏ giúp miệng nhỏ xinh của bé dễ ăn hơn. Những chiếc thìa đầy màu sắc sẽ kích thích cảm giác hứng thú khi ăn.
Chén( Bát)
Nên chọn những loại chén làm bằng nhựa tốt, không có BPA( Bisphenol-A thường gọi tắt là BPA. Đây là một hóa chất nhân tạo được ứng dụng trong công tác sản xuất nhựa PC, có khảng năng làm ảnh hưởng tới hoạt động sinh sản của bé sau này).
Tiêu chí thứ hai, chén cần dễ vệ sinh làm sạch, không bị vỡ khi rơi rớt vì khi tập ăn dặm cho bé theo kiểu Nhật tức là tự bốc, tự xúc thức ăn, bé còn vụng tay nên dễ làm rơi các thứ xuống nền nhà. Nếu dùng chén sứ đắt tiền mà bé lỡ làm rơi vỡ. Cũng như thìa, bé sẽ rất thích những chiếc bát có hình con vật với nhiều màu sắc.
Khay ăn
Trong các cuốn sách hướng dẫn cho con ăn dặm theo kiểu Nhật, tới thời điểm bé yêu có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, mẹ có thể để các món ăn vào từng ngăn nhằm giúp tăng thêm khẩu vị và khẩu phần ăn cho bé. Khay chọn khay nhựa tốt và nhiều màu sắc.
Yếm ăn
Trên thị trường có nhiều loại yếm ăn, đa dạng chất liệu từ yếm vải, yếm nilon cho đến yếm nhựa. Mỗi loại lại có giá cả khác nhau. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của bé để mẹ lựa chọn. Tuy nhiên, ở Nhật Bản luôn khuyến khích các mẹ tự may yếm ăn cho bé bằng chiếc khăn lông thông thường.
Khăn ăn
Có thể dùng khăn giấy hoặc giấy ướt, nhưng tiết kiệm nhất là dùng khăn xô của bé. Vì khăn xô có thể giặt sạch dùng lại nhiều lần. Khi bé biết nhận thức, mẹ có thể hướng dẫn cho bé tự lau miệng, lau tay và lau thức ăn rơi xuống bàn. Dần dần, bé sẽ hình thành thói quen giữ vệ sinh khi ăn uống. Các mẹ thử xem, bé sẽ rất đáng yêu đấy!
Ghế ăn
Có nhiều mẹ ám ảnh với việc phải cho con đi “nửa vòng trái đất” mới hết chén cháo ăn dặm. Chính vì vậy, mẹ cần tập thói quen cho bé ngồi ghế và ăn hết đồ ăn rồi mới bắt đầu việc khác.
Nên chọn loại có thể ngả lưng nhiều nấc để: Khi bé chưa ngồi vững, mẹ ngả lưng ghế cho bé ở tư thế nửa ngồi, nửa nằm để ăn. Khi bé đã ngồi vững, mẹ dựng hẳn lưng ghế cho bé ngồi thẳng lưng khi ăn. Nên chọn loại ghế ăn có thể sử dụng từ khi bé bắt đầu ăn dặm đến khi bé được 3 tuổi. Như vậy, mẹ không phải lo đến chuyện đổi ghế cho phù hợp độ tuổi của bé mà lại tiết kiệm chi phí.
Dụng cụ dùng chế biến món ăn
Bộ dụng cụ chế biến thức ăn
Đây là một trong những vật dụng không thể thiếu khi cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật. Bộ dụng cụ này có thể tìm mua ở nhiều cửa hàng nhập khẩu dành cho bé tại Việt Nam.
Bộ dụng cụ chế biến thực phẩm cho bé ăn dặm gồm: Chén nghiền có nhiều rãnh, chày gỗ (dùng để nghiền chứ không phải giã như giã tỏi), lưới rây, bàn mài (cà rốt, củ cải, táo), bàn vắt (cam, chanh).
Ly, muỗng định lượng
Nếu không sử dung cân định lượng bạn nên sắm bộ ly và muỗng định lượng. Khi dùng dụng cụ này món ăn của bé sẽ hạn chế tình trạng bữa mặn, bữa nhạt, bữa đặc, bữa loãng.
Đồng hồ hẹn giờ
Thức ăn dành cho bé ăn dặm cần độ mềm thích hợp với độ tuổi của bé thì hiệu quả thành công trong việc tập cho bé ăn sẽ cao. Mẹ Nhật rất kỹ trong việc này. Ngoài ra, sử dụng đồng hồ hẹn giờ mẹ sẽ tránh quên làm cháy khét món ăn do bận để tâm vào việc khác.
Chọn đồ dùng cho bé ăn dặm đúng cách là tiêu chí quan trọng mà mẹ không nên bỏ qua khi áp dụng phương pháp nuôi con kiểu Nhật.