Cách chuẩn bị và nấu ăn an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ
Tìm hiểu cách chuẩn bị, nấu ăn an toàn và bảo quản thực phẩm đúng cách để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bao gồm cả vi khuẩn E. Coli cho mẹ bầu trong thai kỳ.
Rửa tay
Một trong những cách chính mà vi trùng lây lan là từ tay. Vi khuẩn có hại có thể lây lan rất dễ dàng từ tay của mẹ sang thực phẩm, bề mặt tiếp xúc và các thiết bị đồ dùng. Điều quan trọng là mẹ phải rửa tay thật sạch, đúng cách bằng xà phòng và nước ấm trước khi xử lý thực phẩm và đặc biệt sau khi chạm vào thực phẩm sống, thùng rác, vật nuôi và đi vệ sinh.
Bảo quản và chuẩn bị thịt
Thịt sống, bao gồm cả thịt gia cầm, có thể chứa vi khuẩn có hại, dễ dàng lây lan sang bất cứ thứ gì tiếp xúc trực tiếp, bao gồm thực phẩm khác, mặt bàn, thớt và dao.
Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý để thức ăn sống tách biệt với thức ăn sẵn như bánh mì, salad và trái cây. Những thực phẩm này không được nấu chín trước khi ăn, vì vậy bất kỳ vi trùng nào xâm nhập vào chúng sẽ không bị tiêu diệt.
Để đảm bảo vệ sinh thực phẩm luôn tốt:
+ Mẹ bầu nên sử dụng các loại thớt khác nhau cho thực phẩm sống và thực phẩm ăn liền cũng như đã được nấu chín
+ Mẹ bầu nên bảo quản thịt và cá sống trong hộp kín ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh
Nấu nướng
Nấu thức ăn ở nhiệt độ thích hợp sẽ tiêu diệt mọi vi khuẩn có hại. Những thực phẩm dưới đây cần được nấu chín kỹ trước khi ăn:
+ Gia cầm
+ Thịt heo
+ Nội tạng, bao gồm cả gan
+ Bánh mì kẹp thịt
+ Xúc xích
+ Móng giò, xương
Khi làm bánh mì kẹp thịt, xúc xích, thịt gà và thịt lợn, mẹ bầu hãy cắt thớ thịt ở giữa để kiểm tra xem thịt đã chín hoàn toàn hay chưa, còn màu hồng không, nước dùng có trong và hơi nóng từ thịt chín có trong suốt không.
Thịt gà
Khi nấu nguyên con, hãy chọc đũa vào phần dày nhất của chân (giữa đùi) để kiểm tra chắc chắn không còn thịt màu hồng và nước thịt không còn màu hồng hoặc đỏ.
Thịt heo
Mẹ bầu không được ăn thịt heo vẫn có màu hồng hoặc đỏ sau khi nấu. Để kiểm tra khi nào thịt heo sẵn sàng để ăn, hãy làm tương tự như với thịt gà. Nếu thịt không còn màu hồng và nước chảy từ thịt có màu trong, mẹ có thể ăn thịt.
Thịt bò và thịt cừu
Thật an toàn khi mẹ bầu thưởng thức bít tết và các loại thịt bò và cừu nguyên miếng miễn là chúng đã được đậy kín và nấu nhanh ở nhiệt độ cao. Khác với thịt lợn và thịt gà, vi khuẩn thường chỉ được tìm thấy trên bề mặt bên ngoài của những loại thịt này. Do vậy, mẹ bầu ăn thịt bò hoặc thịt cừu tái vẫn đảm bảo an toàn miễn là phần thịt bên ngoài đã chín hẳn.
Thịt nướng
Lựa chọn an toàn nhất là nấu chín hoàn toàn thức ăn trong lò và sau đó đặt thức ăn đã nấu chín lên vỉ nướng trong thời gian ngắn để hương vị món ăn được giữ nguyên và an toàn cho mẹ bầu khi ăn. Cách làm này cũng có thể là một lựa chọn dễ dàng hơn nếu mẹ phải nấu ăn cho nhiều người cùng một lúc.
Khi nấu các loại thịt khác nhau trong một bữa tiệc nướng, hãy đảm bảo:
+ Than có màu đỏ rực với bề mặt màu xám bột trước khi mẹ bắt đầu nướng, vì điều này có nghĩa là than đã đủ nhiệt độ
+ Thịt đông lạnh được rã đông hoàn toàn trước khi nấu
+ Lật thịt thường xuyên và di chuyển xung quanh vỉ nướng để chín đều
Hầu hết các loại thịt chỉ an toàn để ăn khi:
+ Thịt còn độ nóng và hơi trong suốt
+ Không có thịt màu hồng khi cắt phần dày nhất
+ Nấu nướng với đồ nướng dùng một lần có thể lâu hơn
Thịt, chẳng hạn như bít tết và dẻ sườn của thịt bò hoặc thịt cừu, có thể được phục vụ mà không cần phải nấu chín hoàn toàn ở giữa, miễn là bên ngoài thịt đã được nấu chín đúng cách.
Thực phẩm làm từ bất kỳ loại thịt băm nào, chẳng hạn như xúc xích heo và bánh mì kẹp thịt bò, phải được nấu chín kỹ.
Acrylamide trong thực phẩm giàu tinh bột
Acrylamide là một chất hóa học được tạo ra khi nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây và bánh mì, được nấu ở nhiệt độ cao (trên 120 độ C), chẳng hạn như khi nướng, chiên và quay.
Luộc, hấp và nấu bằng lò vi sóng không có khả năng tạo ra acrylamide. Có bằng chứng cho thấy acrylamide có khả năng gây ung thư. Dưới đây là các mẹo nấu ăn để giảm nguy cơ sản sinh acrylamide trong thực phẩm:
+ Chỉ chiên, nướng hoặc quay các loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, rau củ và bánh mì đến một mức độ nhất định. Tốt nhất là khi thực phẩm chuyển màu vàng tươi hoặc nhạt hơn.
+ Kiểm tra thông tin sản phẩm và làm theo hướng dẫn nấu ăn cẩn thận khi chiên hoặc làm nóng thực phẩm đóng gói như khoai tây chiên, khoai tây nướng và củ cải tây.
+ Không giữ khoai tây sống trong tủ lạnh – bảo quản khoai tây sống trong tủ lạnh có thể làm tăng mức acrylamide tổng thể nếu sau đó chúng được nấu chín ở nhiệt độ cao.
+ Duy trì chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng – mặc dù không thể tránh hoàn toàn các rủi ro như acrylamide trong thực phẩm, nhưng ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư.
Rửa trái cây và rau
Rửa trái cây và rau dưới vòi nước lạnh trước khi ăn. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn và vi trùng có thể tìm thấy trên bề mặt thực phẩm. Gọt vỏ hoặc nấu chín trái cây và rau quả cũng giúp loại bỏ những vi trùng này.
Mẹ bầu không bao giờ nên sử dụng nước tẩy rửa hoặc các sản phẩm tẩy rửa gia dụng khác để làm sạch trái cây và rau quả. Những sản phẩm này không được khuyến khích dùng cho thực phẩm và có thể để lại lượng tồn trên thực phẩm. Chắc chắn, điều này vi phạm nguyên tắc nấu ăn an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ.
Theo NHS.